Blog Vexere - Kênh du lịch và xe khách Việt Nam
Di chuyển từ Sài Gòn đến Phan Thiết bằng đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết là sự lựa chọn tối ưu nhất hiện nay. Quãng đường được rút ngắn hơn, tốc độ di chuyển nhanh hơn sẽ giúp bạn tiết kiệm tối đa thời gian di chuyển giữa 2 địa điểm này. Cùng Blog VeXeRe tham khảo cách di chuyển và một số lưu ý khi di chuyển trên tuyến đường này nhé!
Đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết
Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết nối liền các điểm Đồng Nai, TPHCM và Bình Thuận. Đây được xem là tuyến đường huyết mạch và có ý nghĩa quan trọng. Giúp phát triển kinh tế, du lịch và bất động sản của tỉnh Bình Thuận với lợi thế ở gần sân bay quốc tế Long Thành.
Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết bao nhiêu km?
Đường cao tốc này có tổng chiều dài khoảng 99km. Chiều rộng hơn 32km. Có quy mô 6 làn xe với vận tốc thiết kế là 120km/h. Đây là 1 trong 11 dự án thành phần của dự án Đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông được khởi công xây dựng.
Thời gian di chuyển từ Sài Gòn đến Phan Thiết bằng đường cao tốc?
Trước đây, để di chuyển từ Sài Gòn đến Phan Thiết, bạn thường phải đi qua các tuyến đường quốc lộ với quãng đường trung bình từ 205 đến 255km tuỳ lộ trình.
Ngày nay, tuyến đường cao tốc này sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ TPHCM đi Phan Thiết. Thay vì di chuyển khoảng 4 đến 6 tiếng. Hiện nay, bạn có thể di chuyển qua lại giữa 2 điểm này với thời gian khoảng 2 giờ đồng hồ.
Tuyến đường cao tốc này đã thông xe chưa?
Để phục vụ cho nhu cầu di chuyển dịp Lễ 30/4 – 1/5. Bộ Giao thông Vận tải đã quyết định dời ngày khánh thành từ 30/4 sang sáng ngày 29/4/2023. Xe cộ đã có thể bắt đầu di chuyển trên tuyến đường cao tốc này sau khi lễ khánh thành kết thúc.
Từ TPHCM đi cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết như thế nào?
Từ trung tâm thành phố di chuyển đến nút giao An Phú – Thủ Đức. Ô tô rẽ vào cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây. Đi qua khỏi nút giao QL51 và các trạm dừng chân trên tuyến này. Đến Km43 sẽ gặp 1 nút giao rất lớn – đây là nút giao với cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết.
Tài xế cần di chuyển chậm và rẽ phải để vào đường nhánh. Bắt đầu vào đường cao tốc. Từ đây, di chuyển đến hết cao tốc sẽ gặp nút giao với 1 tuyến đường huyện. Đây là tuyến đường nhỏ đến xã Hàm Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam. Tài xế cần lưu ý biển bảo để rẽ phải ra khỏi tuyến đường huyện để đến QL1.
Từ nút giao giữa tuyến đường huyện và QL1. Bạn rẽ trái và chạy thêm khoảng 14km nữa là đến trung tâm thành phố Phan Thiết.
Các nút giao dọc tuyến đường cao tốc
Dọc tuyến cao tốc có nhiều nút giao khá lớn với các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ.
- Nút giao với QL56: Rẽ phải theo QL56, bạn sẽ đi về hướng huyện Châu Đức (Bà Rịa – Vũng Tàu). Còn nếu rẽ trái, bạn sẽ đến thành phố Long Khánh (Đồng Nai).
- Nút giao với tỉnh lộ 765: Bạn sẽ đi qua xã Suối Cát ra QL1. Từ đây chạy khoảng 5km nữa sẽ đến Khu du lịch Núi Chứa Chan (huyện Xuân Lộc).
- Nút giao tỉnh lộ 766: Đi các huyện Đức Linh, Tánh Linh (Bình Thuận).
- Nút giao với QL55B: Từ đây rẽ phải sẽ đến biển Lagi – Bình Thuận.
Một số lưu ý cần biết khi lưu thông trên cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết
Tuân thủ quy định về tốc độ và an toàn giao thông:
Tuyến đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết là tuyến đường cao tốc chính. Có tốc độ cao và mật độ xe cộ lớn. Bạn cần tuân thủ quy định về tốc độ và an toàn giao thông để tránh tai nạn và đảm bảo an toàn cho mình và người tham gia giao thông.
Điều khiển xe cẩn thận
Trên tuyến đường cao tốc sẽ có nhiều đoạn đường trải nhựa mới, đường vòng. Do đó, bạn cần điều khiển xe cẩn thận và chú ý đến các biển báo và các điều kiện giao thông.
Bài viết trên là một vài thông tin về tuyến đường cao tốc Dầu Giây Phan Thiết mà Blog VeXeRe đã tổng hợp được. Từ ngày 29/4/2023, bạn đã có thể lưu thông trên tuyến đường này để di chuyển qua lại giữa Đồng Nai – Sài Gòn và Phan Thiết. Vì thế hãy cập nhật đầy đủ thông tin về tuyến đường cao tốc này để có hành trình di chuyển thuận lợi nhất!
Tải ngay App VeXeRe để tận hưởng nhiều tiện ích độc đáo cho chuyến đi trọn vẹn hơn
VeXeRe – Đặt vé xe khách trực tuyến với đa dạng lựa chọn và vô vàn ưu đãi