Hà Nam là một điểm đến hấp dẫn về du lịch tâm linh ở miền Bắc Việt Nam, nổi tiếng với nhiều ngôi chùa linh thiêng, cảnh quan thiên nhiên đẹp và các lễ hội văn hóa đặc sắc. Cùng Blog Vexere khám phá một số điểm đến nổi bật khi du lịch tâm linh tại Hà Nam.

Khám phá du lịch tâm linh Hà Nam

Chùa Tam Chúc

Địa chỉ: Thị trấn Ba Sao, Kim Bảng, Hà Nam

Chùa Tam Chúc là một điểm đến mang lại trải nghiệm tâm linh độc đáo. Tọa lạc ở vị trí đắc địa giữa núi Thất Tinh và hồ Lục Nhạc. Chùa có kiến trúc hoành tráng, nổi bật với điện Tam Bảo rộng lớn. Chùa thờ các vị Sư Tổ Đạt Ma, thiền sư Nguyễn Minh Không, thiền sư Khuông Việt, hòa thượng Thích Thanh Tứ, thiền sư Đỗ Pháp Thuận. Những vị quốc sư đã có công phát triển Phật giáo tại Việt Nam.

d4c214c8-chua-tam-chuc-2517358-4714976-7494662-2611203-8481350-4953780-4068831

Chùa Tam Chúc

Hiện tại, chùa Tam Chúc là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam. Nằm trong khu du lịch quốc gia Tam Chúc. Chùa có một quần thể rộng lớn, bao gồm nhiều chùa, tượng Phật lớn, vườn Cột Kinh với kiến trúc đặc sắc, ấn tượng, thu hút đông đảo du khách mỗi năm. Điều đặc biệt là chùa Tam Chúc vẫn giữ được vẻ đẹp hoang sơ, tự nhiên. Với cảnh sắc sơn thủy hữu tình, giống như một “Vịnh Hạ Long” trên cạn. Bất kỳ ai đặt chân đến đây đều cảm nhận được không gian thanh bình, yên ả đến lạ. 

Thời gian lý tưởng để tham quan chùa là vào những tháng đầu năm. Từ mùng 10 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch, khi mùa lễ hội diễn ra. Đây là dịp du khách có thể tham gia bái Phật, cầu mong tài lộc và phúc đức.

Đền Lảnh Giang

Địa chỉ: Mộc Nam, Duy Tiên, Hà Nam.

Đền Lảnh Giang, còn được biết đến với tên gọi Lảnh Giang Linh Từ. Là một ngôi đền linh thiêng thờ ba vị danh thần thời Hùng Vương thứ 18 và Tiên Dung công chúa. Được xây dựng với kiến trúc tráng lệ. Đền nằm giữa không gian yên bình, bên dòng sông Hồng. Tạo nên một bức tranh huyền bí và hòa quyện cùng thiên nhiên. 

Đền Lảnh Giang có quy mô rộng lớn với phong cách kiến trúc mang đậm nét truyền thống dân tộc. Tổng thể công trình gồm ba tòa nhà với 14 gian lớn nhỏ theo kiểu chữ Công. Tòa Trung đường gây ấn tượng mạnh với du khách nhờ kiểu chồng diêm hai tầng tám mái cong.

fe93fe4a-den-lanh-giang-2499559-4141597-6212972-3436836-9109404

Đền Lảnh Giang

Đền Lảnh Giang không chỉ là một ngôi đền có giá trị tâm linh mà còn là điểm đến du lịch lịch sử thu hút đông đảo du khách. Sự tinh xảo của các nghệ nhân xưa được thể hiện qua những đường nét chạm khắc, tạo nên những họa tiết tứ linh (Long, Lân, Quy, Phụng) trang nghiêm và sinh động.

Lễ hội đền Lảnh Giang được tổ chức hàng năm với hai kỳ lễ lớn. Kỳ lễ đầu diễn ra từ 18 đến 25 tháng 6 Âm lịch. Và kỳ lễ thứ hai từ 18 đến 25 tháng 8 Âm lịch. Đây là dịp để tưởng nhớ công lao của ba vị danh thần đã giúp vua Hùng dẹp giặc ngoại xâm. Đồng thời tri ân công đức của vợ chồng Chử Đồng Tử – Tiên Dung.

Chùa Bà Đanh

Địa chỉ: Ngọc Sơn, Kim Bảng, Hà Nam

Chùa Bà Đanh, hay còn gọi là “Bảo Sơn Nữ”, được coi là một trong những ngôi chùa đẹp nhất miền Bắc. Chùa có diện tích khoảng 10ha. Được xem là một trong những ngôi chùa đẹp và cổ kính nhất Hà Nam nói riêng và của miền Bắc nói chung. Khuôn viên chùa là một tổng thể bao gồm nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật với gần 40 gian nhà lớn nhỏ.

900342a4-chua-ba-danh-9317098-9265870-4874876-9218583-3902679

Chùa Bà Đanh – Hà Nam

Chùa Bà Đanh là ngôi chùa linh thiêng bậc nhất Hà Nam. Hiện nay nằm liền kề với con sông Đáy thơ mộng. Chùa có cảnh quan sơn thuỷ hữu tình, thanh u, cô tịch, nổi tiếng linh thiêng. Từ thời xa xưa, khi mới được xây dựng, ngôi chùa ở Hà Nam này đã khá xa khu dân cư. Cây cối mọc lên um tùm, rất ít người qua lại. Mỗi khi cần lên chùa, người dân ở đây đều phải cầm theo một ngọn đuốc, gõ cồng chiêng thật lớn để thú dữ không tới gần, tránh hiểm họa. Vì vậy ngày xưa mới có câu “vắng như chùa bà Đanh” là vậy.

Về tên gọi chùa Bà Đanh, theo truyền thuyết của địa phương, chùa thờ nữ thần linh thiêng trông coi việc điều mưa khiển gió, giúp dân trừ lũ lụt, đem lại mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu nên được gọi là chùa Đức Bà làng Đanh. Gọi tắt là chùa Bà Đanh như tên gọi ngày nay. Lễ hội Chùa Bà Đanh được tổ chức vào tháng 2 âm lịch hàng năm. Nhằm cảm tạ ân đức của các vị thần phù trợ cho việc sản xuất nông nghiệp tốt tươi.

Bát Cảnh Sơn

Địa chỉ: Tượng Lĩnh, Kim Bảng, Hà Nam

Bát Cảnh Sơn, một khu di tích lịch sử và văn hóa. Nằm ở xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam và một phần ở dãy Hương Tích, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội). Tạo nên kết cấu độc đáo hình sông. Nơi đây nổi bật với bức tranh thiên nhiên độc đáo, là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc cổ kính và cảnh sắc tuyệt vời.

Bát Cảnh Sơn bao gồm 8 ngôi chùa và một miếu thờ thổ đại thần linh, được bài trí theo thuyết bát quái ngũ hành, gồm:

  • Đền Tiên Ông (Đền Ông) thờ Nam Thiên Đại Thành Hoàng Thánh Tổ
  • Chùa Ông
  • Chùa Tam Giáo
  • Chùa Kiêu
  • Chùa Bà
  • Chùa Dâu
  • Chùa Cả
  • Chùa Bông
  • Chùa Vân Mộng

0b2d5c57-bat-canh-son-2682684-5414131-1388304-6352859-4406516

Bát Cảnh Sơn

Một điểm nhấn đặc biệt trong quần thể Bát Cảnh Sơn là Đền Tiên Ông, nằm trên núi Tượng Lĩnh. Du khách cần vượt qua 150 bậc đá, cao khoảng 100m để đến được đền. Nơi toát lên vẻ uy nghiêm giữa lưng chừng núi. Đây là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm kiếm không gian thanh tịnh, yên bình. Khi tham quan Bát Cảnh Sơn, du khách không chỉ được chiêm bái những ngôi đền linh thiêng. Mà còn được tận hưởng cảnh sắc hùng vĩ, hệ thực vật đa dạng và vẻ hoang sơ của thiên nhiên. 

Đền Trúc – Ngũ Động Thi Sơn

Địa chỉ: Quyển Sơn, Kim Bảng, Hà Nam

Đền Trúc nằm trong rừng trúc cổ từ thời Nhà Lý. Được xây dựng vào khoảng năm 1069 khi Lý Thường Kiệt chinh phạt Chiêm Thành. Đền tọa lạc bên bờ Sông Đáy, mang đến một không gian hiền hòa và thân thiện. 

Đền Trúc được dựng bằng gỗ lim, với không gian quanh đền rợp bóng trúc xanh, mái ngói cổ kính và tường rêu phong. Trước đây, khu vực này là một rừng trúc bạt ngàn. Mặc dù diện tích đã thu hẹp, nhưng dấu tích của rừng trúc xưa vẫn còn vương lại. Sân đền lát gạch bát đỏ, hai cây sanh cổ thụ che bóng mát, tạo nên một không gian trang nhã và yên bình.

324f9e8f-den-truc-ha-nam-8048885-8526378-7275262-1049981-3444168

Đền Trúc – Hà Nam

Đền Trúc tọa lạc trong khuôn viên khu du lịch Đền Trúc – Ngũ Động Thi Sơn với phong cảnh thiên nhiên hữu tình. Cùng hệ thống hang động tự nhiên được tạo hóa ban tặng. Ngũ động Thi Sơn gồm 5 động kết nối với nhau. Những hình thù tự nhiên như bầu sữa mẹ, nồi cơm, con voi, con rùa… đều mang đậm dấu ấn của thiên nhiên. Ngũ Động Thi Sơn từng được sử dụng trong Kháng chiến chống Pháp và hiện nay là điểm du lịch văn hóa hấp dẫn của Hà Nam.

Lễ hội đền Trúc diễn ra hàng năm từ mùng 1 tháng Giêng đến mùng 10 tháng Hai âm lịch. Với nhiều hoạt động tín ngưỡng và trò chơi dân gian hấp dẫn. Du khách không chỉ bị thu hút bởi cảnh đẹp mà còn bởi những nét văn hoá dân gian đặc sắc như lễ hội hát dặm, tôn vinh người anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt.

Đình đá Tiên Phong

Địa chỉ: Tiên Phong, Duy Tiên, Hà Nam.

Đình đá Tiên Phong là ngôi đình thờ Nguyệt Nga công chúa – nữ tướng của Hai Bà Trưng. Đình được xây dựng hoàn toàn bằng đá và vẫn giữ nguyên vẹn cho đến ngày nay. Đây là một trong số ít đình ở Việt Nam có kết cấu đặc biệt này. Nguyệt Nga công chúa nổi tiếng với vẻ đẹp và sự dũng cảm trong việc bảo vệ quê hương. 

feafe640-den-lanh-giang-ha-nam-1737060-5911759-4472540-2473220-7201042-4667372

Đình đá Tiên Phong

Đến thăm đình, du khách sẽ ngạc nhiên trước những tác phẩm chạm khắc nghệ thuật trên đá. Nghệ nhân đã khéo léo tạo nên toàn bộ đình bằng hàng trăm khối đá. Mỗi chi tiết trong đình đều mang lại không khí linh thiêng và trang nhã. Toà tiền đường nổi bật với hệ thống cột đá. Câu đối trang trí chạm những họa tiết hoa cách điệu, tạo điểm nhấn nghệ thuật. Cảm nhận từng chi tiết, du khách sẽ hiểu rõ về lịch sử và văn hóa tại Đình đá Tiên Phong.

Lễ hội đình đá Tiên Phong được tổ chức vào ngày mùng 6 tháng Giêng hàng năm. Thu hút đông đảo du khách. Lễ hội có phần tế lễ cầu quốc thái dân an, cầu mưa thuận gió hòa và mùa màng bội thu. Tục vồ cầu được truyền lại từ thời Nguyệt Nga công chúa. Là một phần trong việc rèn luyện binh sỹ, nhằm tăng cường sự tháo vát, nhanh nhẹn, linh hoạt. Ngày nay, tục vồ cầu được duy trì như một cách giúp các chàng trai luyện rèn sức khỏe, sự khéo léo, kiên trì và lòng quyết tâm. Góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương trong thời kỳ đổi mới.

 

Từ đường Nguyễn Khuyến

Địa chỉ: Trung Lương, Bình Lục, Hà Nam

Khu di tích Từ đường Nguyễn Khuyến nằm cách trung tâm thành phố Phủ Lý khoảng 15 km về phía Đông Nam. Đây là Di tích lịch sử cấp quốc gia, được công nhận từ năm 1991. Nguyễn Khuyến, người được mệnh danh là “Tam nguyên Yên Đổ,” sinh năm 1835 và mất năm 1909. Là một nhà thơ nổi tiếng trong văn hóa Việt Nam. Mặc dù ông đã làm quan ở nhiều vị trí. Nhưng do sống trong thời kỳ khó khăn, ông rút lui và dành nhiều thời gian sáng tác.

44dd6061-tu-duong-nguyen-khuyen-5499543-7233864-7211108-9353690-1533273-7541160

Từ đường Nguyễn Khuyến

Khu từ đường có phong cảnh thơ mộng, bao gồm ao thu, ngõ trúc, vườn Bùi. Là nơi thờ cúng Nguyễn Khuyến và lưu giữ các kỷ vật như các tác phẩm, hoành phi, câu đối của các bậc đại sĩ tặng ông. Đến thăm ngôi nhà của nhà thơ, du khách không chỉ thưởng thức những tác phẩm thơ mà còn có thể thả hồn bên ao thu, dưới bóng cây xanh. Và khám phá những “ngõ trúc quanh co” nổi tiếng trong bài thơ “Câu cá mùa thu.”

Qua nhiều năm, ngôi nhà của Nguyễn Khuyến vẫn giữ được vẻ cổ kính, đặc trưng của vùng đồng quê chiêm trũng. Ngôi nhà được xây lại vào năm 2013, sử dụng hoàn toàn gỗ lim. Trong nhà còn treo các hình ảnh về trường thi, lễ xướng danh khoa thi 1871. Và những bức ảnh của Nguyễn Khuyến khi ông đỗ Tam Nguyên. Khu di tích không chỉ là điểm du lịch tham quan. Mà còn là nơi để du khách tìm hiểu về cuộc đời và tác phẩm của nhà thơ tài năng này.

Chùa Bầu

Địa chỉ: Hai Bà Trưng, Phủ Lý, Hà Nam 

Chùa Bầu, nằm ngay trung tâm thành phố Phủ Lý. Là một trong những ngôi chùa linh thiêng bậc nhất từ xa xưa. Gần đây, chùa đã được cải tạo với khuôn viên rộng hơn 4000m2. Kết hợp giữa lối kiến trúc truyền thống và hiện đại. 

5748d728-chua-bau-ha-nam-1139549-5594849-7026094-8291765-8622249-9552578

Chùa Bầu – Hà Nam

Ngôi chùa có hơn 100 năm tuổi. Từ lâu đã là điểm sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhiều thế hệ. Chùa vẫn giữ được nhiều hiện vật có giá trị, chứng minh lịch sử từ thế kỷ 16. Khi ghé thăm, du khách sẽ cảm nhận không khí yên tĩnh và trang nghiêm. Các mái chùa được chạm khắc tỉ mỉ với hình ảnh rồng bay uốn lượn độc đáo. Kiến trúc chùa Bầu có sự tương đồng với chùa Quán Sứ ở Hà Nội. Với tam quan ba tầng mái, hành lang dài bao quanh, nối các gian chùa bằng cầu đá. Tất cả tạo nên không gian thanh tịnh và hài hòa.

Tên gọi “Bầu” bắt nguồn từ chữ “Biều” trong tiếng Hán, có nghĩa là vùng đất nổi lên giữa mặt nước. Trước đây, khu vực này bao quanh bởi sông nước, với một gò đất. Và ngôi chùa cổ nằm trên đó. Chùa Bầu cũng gắn liền với hồ nước cùng tên. Giữa hồ là một ngọn tháp uy nghiêm. Hồ có mạch nước ngầm thông với sông Đáy, luôn đầy nước và không bao giờ cạn.

 

Chùa Địa Tạng Phi Lai

Địa chỉ: Liêm Sơn, Thanh Liêm, Hà Nam

Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự ẩn mình giữa núi An Nhiên. Là một địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tại Hà Nam. Chùa thu hút đông đảo du khách bởi vẻ đẹp yên bình và không gian linh thiêng. Chùa được xây dựng từ thế kỷ 11 và đã trải qua nhiều thăng trầm lịch sử. Ngôi chùa này từng là nơi vua Trần Nghệ Tông ở ẩn và vua Tự Đức đến cầu tự.

af2c7bf0-chua-dia-tang-phi-lai-2686054-4848900-3731019-6553891-6098920-7585651

Chùa Địa Tạng Phi Lai

Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự nổi bật với kiến trúc độc đáo, kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và tâm linh. Về quy mô, chùa có Tam bảo, nhà thờ tổ, nơi thờ Đức Ông, đức Thánh hiền; nhà ở, giảng đường, nhà khách, nơi ở của phật tử. Cả quần thể ngôi chùa nhìn từ xa ẩn mình và được che chở giữa rừng thông. Khuôn viên chùa được lát sỏi trắng, thay vì gạch đỏ như thông thường. Trước sân với 12 vòng tròn vẽ trên nền sỏi tượng trưng cho 12 nhân duyên của con người. Sỏi trắng mang ý nghĩa của sự thiền định. Khiến lòng người trở nên thanh tịnh khi dạo bước trong khuôn viên.

Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự không chỉ là một địa điểm tâm linh. Mà còn là nơi du khách có thể tận hưởng khung cảnh tuyệt đẹp như trong một bộ phim điện ảnh. Với không gian thanh tao và thoát tục, gợi lên cảm giác bình yên khó quên. 

Đền Trần Thương

Địa chỉ: Nhân Đạo, Lý Nhân, Hà Nam

Đền Trần Thương là một di tích lịch sử quan trọng thờ Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Được xây dựng vào năm 1783, đền có kiến trúc cổ truyền đặc sắc, mang đậm giá trị lịch sử và văn hóa. Tương truyền, nơi đây từng là kho lương của Nhà Trần. Và là địa điểm diễn ra nhiều cuộc giao tranh trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên vào thế kỷ 13.

Đền Trần Thương nổi bật với kiến trúc chồng diêm hai tầng tám mái. Các góc đao uốn cong và nghi môn với ba cửa: cửa chính lớn và hai cửa phụ nhỏ. Các họa tiết trang trí như hoa sen, hoa cúc được khắc tinh xảo, tạo nên vẻ đẹp thanh thoát cho công trình. Đền Trần Thương không chỉ là một công trình tôn vinh lịch sử và văn hóa của dân tộc. Mà còn là địa điểm linh thiêng, nơi giao hòa giữa thiên nhiên, con người và vũ trụ.

8f7abb07-den-tran-thuong-7580343-5643128-7652866-8260795-4613488-7790837

Đền Trần Thương

Lễ hội đền Trần Thương được tổ chức vào Rằm tháng Giêng và ngày 20 tháng Tám âm lịch hàng năm. Thu hút đông đảo du khách và người dân địa phương tham gia. Lễ hội bao gồm các hoạt động văn hóa dân gian như lễ rước nước và thi bơi chải trên sông. Là dịp để tưởng nhớ công lao của Trần Hưng Đạo và các tướng lĩnh trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông. Đây là một trong ba lễ hội lớn nhất của tỉnh Hà Nam, rất đáng để du khách trải nghiệm.

Một số kinh nghiệm khi du lịch tâm linh tại Hà Nam

Du lịch tâm linh tại Hà Nam mang đến cho du khách cơ hội tìm hiểu về văn hóa, lịch sử và tôn giáo của vùng đất này. Nơi có những ngôi chùa cổ kính, đền thờ linh thiêng và các lễ hội truyền thống đặc sắc. Dưới đây là một số kinh nghiệm giúp chuyến du lịch tâm linh của bạn tại Hà Nam trở nên suôn sẻ và ý nghĩa:

Trang phục phù hợp

  • Ăn mặc trang nghiêm: Đối với các điểm du lịch tâm linh như đền, chùa, bạn nên ăn mặc lịch sự, kín đáo và trang nhã. Tránh mặc quần áo quá ngắn, hở hang hoặc quá sặc sỡ.
  • Đi giày dép dễ di chuyển: Do có thể phải leo núi, bước trên các bậc thang đá hoặc di chuyển qua các khu vực rộng lớn. Bạn nên chọn giày thể thao hoặc dép có độ bám tốt, tránh giày cao gót.

 Lưu ý về hành vi và phong tục

  • Tôn trọng nơi thờ tự: Hãy giữ thái độ trang nghiêm, không làm ồn ào, nói chuyện hay cười đùa khi vào khu vực thờ tự. Lễ vật dâng lên các đền, chùa cần được đặt đúng nơi quy định. 
  • Không chụp ảnh tại những nơi không được phép: Một số nơi có thể không cho phép chụp ảnh, nhất là trong các khu vực thờ cúng hay nghi lễ. Hãy chú ý đến bảng chỉ dẫn và yêu cầu của khu vực.
  • Khi tham quan các di tích tâm linh, hãy giữ gìn vệ sinh chung. Không xả rác bừa bãi, đặc biệt là trong các khu vực thờ tự linh thiêng. Hãy luôn mang theo túi để đựng rác và vứt bỏ đúng nơi quy định.

Tìm hiểu về lịch sử và ý nghĩa

Trước khi đi, bạn nên tìm hiểu về lịch sử và truyền thuyết của các di tích, đền, chùa để chuyến đi thêm phần ý nghĩa. Ví dụ, khi thăm Đền Trần Thương, bạn sẽ biết về sự nghiệp và công lao của Trần Quốc Tuấn.

Chú ý giao thông và di chuyển

  • Di chuyển bằng phương tiện công cộng hoặc taxi: Nếu bạn không quen đường sá, có thể thuê taxi hoặc sử dụng các dịch vụ xe ôm để di chuyển giữa các điểm du lịch tâm linh.
  • Xe máy: Nếu bạn là người thích tự do khám phá, thuê xe máy sẽ là lựa chọn hợp lý. Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến việc bảo vệ tài sản cá nhân, đặc biệt là khi tham quan các khu vực đông đúc.

Lên kế hoạch du lịch tham quan kết hợp với du lịch tâm linh

Hà Nam là vùng đất tâm linh gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử. Sau khi thăm viếng tại các đền, chùa, du khách có thể kết hợp tham quan một số địa điểm khác.

Một trong những địa điểm nổi bật tại Hà Nam là Núi Đọi, nằm tại huyện Duy Tiên. Núi Đọi là nơi lý tưởng để tận hưởng sự tĩnh lặng và chiêm ngưỡng toàn cảnh thiên nhiên từ trên cao. Du khách có thể tham gia vào các hoạt động leo núi, tham quan các thác nước và thưởng thức cảnh đẹp tuyệt vời từ đỉnh núi. Hồ Đồng Chương ở xã Bình Lục, huyện Bình Lục nổi bật với không gian trong lành, thanh mát và cảnh sắc tựa tranh vẽ. Du khách có thể dạo quanh hồ, chụp ảnh.

Ngoài ra, đừng quên thưởng thức những món ăn đặc sản của Hà Nam như cá kho niêu làng Vũ Đại, bánh cuốn Phủ Lý, bún cá rô đồng, bún Tái Kênh, thịt dê núi, hay cá trối Hà Nam. Hà Nam là điểm đến lý tưởng để du khách vừa có thể chiêm nghiệm những giá trị tinh thần, vừa thưởng thức những món ăn đặc sản hấp dẫn.

Để hành trình di chuyển và khám phá Hà Nam thêm phần trọn vẹn hơn, bạn có thể tham khảo thêm một số thông tin khác về các hãng xe khách chất lượng và kinh nghiệm du lịch Hà Nam sau đây:

Tổng hợp các hãng xe khách chất lượng tuyến Sài Gòn – Hà Nam:

Kinh nghiệm du lịch Hà Nam:

Tải ngay App Vexere để tận hưởng nhiều tiện ích độc đáo cho chuyến đi trọn vẹn hơn

Vexere – Đặt vé xe khách trực tuyến với đa dạng lựa chọn và vô vàn ưu đãi