Du lịch Phú Yên vẫn còn nhiều hoang sơ và chưa được khai thác một cách chuyên nghiệp. Nên Phú Yên vẫn còn là một cái gì đó bí ẩn với đại đa số. Phú Yên luôn là cái tên gây sốt cho những ai yêu thích du lịch bụi hoặc đi phượt. Bởi vùng đất này sở hữu trong mình quá nhiều cảnh đẹp. Cùng VeXeRe.com khám phá 5 địa điểm nổi tiếng của Phú Yên nhé.
Đập Đồng Cam nằm phía Tây huyện Phú Hòa, dài 688m với hơn 2.500 hạng mục lớn nhỏ. Có hai kênh dẫn nước là kênh Chính Bắc và Nam tưới tiêu cho cả vùng lúa Tuy Hòa rộng 220 km². Đồng Cam là công trình có giá trị thẩm mỹ lẫn kỹ thuật rất cao. Người Phú Yên ngày nay còn truyền tụng câu ca: “Ai ơi bưng bát cơm đầy/Đồng Cam xây dựng nhớ ngày năm xưa/Gian nan cực nhọc nắng mưa/Công ơn biết mấy cho vừa, đừng quên”.
Công trình đại thủy nông Đồng Cam, một dấu ấn đầu tiên của bàn tay con người. Góp phần đưa nguồn nước sông Ba vào đồng đất Phú Yên. Tạo nên một vựa lúa lớn nhất miền Trung. Giúp người nông dân một nắng hai sương nơi đây giải quyết được nạn thiếu lương thực trầm kha. Đập có ý nghĩa về mặt kinh tế, lịch sử cộng với cảnh quan tươi đẹp, kiến trúc độc đáo.
Đập Đồng Cam, Phú Yên
Đập Đồng Cam, Phú Yên
>>Xem thêm:
Xe giường nằm đi Phú Yên: tổng hợp các loại xe chất lượng
Xe limousine đi Phú Yên: tổng hợp
Ẩm thực Phú Yên: top 5 món cực ngon ăn quên lối về
Nằm cách thành phố Tuy Hòa 35km về phía Bắc. Nhà thờ Mằng Lăng là một trong những nhà thờ cổ nhất ở Việt Nam. Được xây dựng vào năm 1892, do một người Pháp tên Joseph de La Cassagne. Người dân xứ đạo tại đây gọi tên theo tiếng Việt là Cổ Xuân. Vị này là linh mục đầu tiên của giáo xứ Mằng Lăng, phụ trách việc xây dựng nhà thờ. Đây cũng là nơi lưu giữ cuốn sách chữ quốc ngữ đầu tiên của nước ta.
Nhà thờ nằm trong khuôn viên rộng 5.000m², sơn màu trắng, nhưng vết thời gian đã ngả thành đen như một bức tranh thủy mặc. Mặt tiền nhà thờ có kiểu kiến trúc gothique, gây ấn tượng như một nhà thờ ở Pháp hoặc ở La Mã đầy chất mỹ thuật. Hai bên là hai lầu chuông, chính giữa là thập tự giá mà khi bước vào bên trong, bạn có thể thấy hai chiếc dây kéo chuông báo lễ và may mắn thì được chứng kiến cảnh kéo dây để tiếng chuông nhà thờ ngân vang rộn rã cả một xóm đạo.
Nhà thờ Mằng Lăng, Phú Yên
Nhà thờ Mằng Lăng, Phú Yên
Cùng với Ireland, Tây Ban Nha và Scotland, gành đá dĩa tại Phú Yên – Việt Nam được xem là một trong những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú nhất. Tạo hóa đã dày công xếp đặt những phiến đá hình lục giác cứ thế chồng lên nhau thành từng khối dĩa lớn, bồng bềnh giữa làn sương mờ của mây trời và nước biển như một kỳ quan hiếm có. Gành đá dĩa Phú Yên, danh thắng độc đáo duyên hải miền Trung càng làm tăng vẻ đẹp hoang sơ đầy quyến rũ của vùng đất đầy nắng và gió, để trái tim du khách không khỏi trầm trồ thán phục khi được một lần ghé thăm.
Gành Đá Dĩa là một tập hợp các trụ đá hình lăng trụ xếp liền nhau, hòn nọ nối hòn kia kề với sóng nước. Bãi đá trải rộng san sát nhau chung màu đen huyền bí. Có trụ thẳng đứng, có trụ nghiêng vẹo nhưng vẫn chồng chất tầng tầng trông như chồng bát dĩa nên có tên gọi là Gành Đá Dĩa. Nhìn từ xa, Gành Đá trông giống một tổ ong thiên tạo khổng lồ vô cùng kỳ vĩ. Năm 1998, Nhà nước Việt Nam công nhận Ghềnh Đá Dĩa là thắng cảnh thiên nhiên cấp quốc gia.
Gành đá dĩa, Phú Yên
Gành đá dĩa, Phú Yên
Đầm Ô Loan là một điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến thăm Phú Yên. Ô Loan có diện tích toàn mặt nước 1.570ha, cách thành phố Tuy Hoà về phía bắc 20 km. Từ đầm Ô Loan nhìn về phía tây là những dãy đồi nhỏ san sát trùng điệp. Phía đông là mả Cao Biền, một đồi cát nằm sát biển được gió xoáy cát bồi đắp nên. Nơi cồn cát này gắn với sự tích dân gian Cao Biền bị trời chôn nên gắn với tên gọi mả Cao Biền. Giữa đầm có hai tảng đá lớn chồng lên nhau gọi là hòn Chồng.
Theo lời kể của ông Cao Phi Yến một nhân sĩ và là nhà nghiên cứu văn hoá dân gian kể lại.Ngày xưa, có nàng tiên trên trời rất xinh đẹp tên nàng Loan, nhưng tính tình tinh nghịch. Một ngày nọ nàng Loan mượn con chim Ô thước bay xuống trần gian dạo chơi. Do không hề để ý chim đã mỏi cánh, đói và khát. Nên khi ngang qua Tuy An, chim không còn đủ sức để bay, nên hạ cánh xuống dãy núi Từ Bi. Sau này mượn tên chim Ô thước của nàng Loan, gọi tắt là Ô Loan để đặt tên cho đầm.
Đầm Ô Loan, Phú Yên
Đầm Ô Loan, Phú Yên
Bãi Môn thuộc thôn Đồng Bé, xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên dài chưa đầy nửa cây số nhưng được xếp vào danh thắng cấp quốc gia. Đây còn là bãi biển đón ngày mới sớm nhất ở Việt Nam. Khu vực này vẫn chưa được khai thác du lịch nên vẫn còn giữ được nét hoang sơ và xinh đẹp.
Bãi biển Bãi Môn lại hoàn toàn bằng phẳng và rộng rãi. Do không có dân ở, không phải là nơi neo đậu tàu thuyền… nên vùng biển này giữ được nét hoang sơ vốn có. Đặc biệt, Bãi Môn là bãi biển đón bình minh sớm nhất so với các bãi biển khác trên đất liền của Việt Nam bởi bãi nằm dưới chân ngọn Núi Đèn – nơi được mệnh danh là Cực Đông của Tổ quốc. Sau 4 giờ sáng, từ Bãi Môn đã cảm nhận được bình minh đang lên. Từ khoảng 5 giờ đã có những tia nắng đầu tiên. Bình minh đến sớm nên du khách ngủ đêm lại đây khó lòng “nướng” được.
Biển Bãi Môn, Phú Yên
Biển Bãi Môn, Phú Yên
Xem thêm thông tin các hãng xe cùng tuyến đường và đặt vé với giá thấp nhất tại VeXeRe.com
Xe từ Sài Gòn đi Phú Yên
Xe từ Phú Yên đi Sài Gòn