Nam Định là một trong địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tại Việt Nam. Được mệnh danh là “đất học, đất thiêng” với nhiều di tích lịch sử, đền chùa, nhà thờ cổ kính. Hy vọng rằng những địa điểm du lịch tâm linh mà Blog Vexere gợi ý sẽ giúp chuyến đi của bạn trở nên trọn vẹn và thú vị hơn!
Khám phá những địa điểm du lịch tâm linh tại Nam Định
Di tích Phủ Dầy
Địa chỉ: Xã Kim Thái – Huyện Vụ Bản – Tỉnh Nam Định
Lễ hội chính: từ ngày 03 – 08/03 âm lịch hàng năm
Khu di tích này bao gồm điện Tiên Hương, điện Vân Cát và làng chúa Liễu. Sở dĩ có làng chúa Liễu là do trước đây tại nơi này chính là nơi giáng sinh của Bà Chúa Liễu. Truyền thuyết kể rằng Thánh Mẫu Liễu Hạnh, con gái của Ngọc Hoàng, đã có những kiếp luân hồi. Giúp dân chống giặc, đắp đập ngăn lũ, cứu khổ cứu nạn. Vì vậy, người dân nơi đây tập trung thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh.
Di tích Phủ Dầy
Khi ghé thăm di tích Phủ Dầy, hãy vượt qua hàng trăm bậc đá. Lên đỉnh núi Tiên Hương thăm đền Thượng (còn gọi là đền Mẫu Thượng Ngàn). Ngoài ra, gần núi Tiên Hương còn có đền thờ Thiền Sư Không Lộ. Và một số khu di tích khác có liên quan đến khu di tích Phủ Giầy.
Cứ đến tháng 3 hàng năm, hội Phủ Dầy lại được tổ chức linh đình, sôi động thu hút hàng ngàn người về đây tham dự. Với những hoạt động tâm linh đầy màu sắc như: múa rồng, rước kiệu, đấu vật … Và chắc chắn, Phủ Dầy chính là điểm đến du lịch tâm linh ở Nam Định mà bạn nhất định phải ghé thăm.
Đền Trần
Địa chỉ: Trần Thừa, Lộc Vượng, TP Nam Định, tỉnh Nam Định
Lễ hội chính:
- Lễ khai Ấn: ngày 14 đến 15 tháng giêng âm lịch hàng năm
- Hội đền tháng Tám: ngày 15 đến 20 tháng 8 âm lịch hàng năm
Một trong những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở Nam Định mà chúng ta không thể bỏ qua đó chính là Đền Trần. Đền Trần Nam Định là khu di tích thờ 14 vị vua nhà Trần cùng gia quyến và các quan lại có công với đất nước.
Đền Trần Nam Định
Khu di tích Đền Trần Nam Định bao gồm 3 công trình chính, đó là: đền Thiên Trường, đền Cố Trạch và đền Trùng Hoa. Cả ba ngôi đền có kiểu dáng và quy mô gần giống nhau. Phía trước đền có cổng ngũ môn. Qua cổng là một hồ nước trong veo hình chữ nhật. Phía sau hồ chính là đền Thiên Trường.
Nơi đây nổi tiếng với Lễ khai ấn Đền Trần đầu xuân và Hội Đền Trần tháng tám. Hàng năm, Đền Trần Nam Định thu hút đông đảo du khách thập phương về dự lễ khai ấn. Những hoạt động tôn vinh các vị vua Trần cũng như cầu nguyện may mắn, thịnh vượng diễn ra sôi nổi.
Chùa Cổ Lễ
Địa chỉ: Thị trấn Cổ Lễ – huyện Trực Ninh – tỉnh Nam Định
Lễ hội chính: Từ ngày 13 – 16 /09 âm lịch hàng năm
Chùa Cổ Lễ là một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Một di tích lịch sử – văn hoá đặc biệt cấp Quốc gia của Nam Định. Ngôi chùa linh thiêng này ngoài thờ Phật, còn thờ Đức Thánh Tổ Nguyễn Minh Không.
Chuông đồng chùa Cổ Lễ
Ngoài là một địa điểm thờ cúng linh thiêng Chùa Cổ Lễ còn là một địa điểm tham quan đặc sắc. Kiến trúc của chùa là sự kết hợp độc đáo giữa văn hoá Đông – Tây. Những hoa văn, hoạ tiết, phù điêu… của Việt Nam được dung hoà trên nền mái vòm theo kiến trúc Gothic kiểu lâu đài của phương Tây. Tạo nên tổng thể đặc biệt, độc nhất. Ngoài ra nơi đây còn lưu giữ 1 quả chuông nặng 9 tấn, nằm giữa hồ trước chính điện.
Chùa Cổ Lễ
Đặc biệt, điểm nhấn chính của kiến trúc Chùa Cổ Lễ là tháp Cửu phẩm liên hoa. Đây là một toà tháp thuộc loại kiến trúc nhiều tầng vươn cao dần lên không trung. Tháp cao 32m, do 9 tầng hoa sen liên kết hợp thành, mang ý nghĩa “cửu trùng” là 9 tầng trời. Một đặc trưng của kiến trúc nhà Phật.
Đền Bảo Lộc
Địa chỉ: xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định
Lễ hội chính:
- Ngày “giỗ Cha” tức Đức Thánh Trần vào 20 tháng 8 âm lịch hằng năm
- Lễ ban ấn Đức Thánh Trần vào ngày 14 tháng 1 âm lịch
Để tưởng nhớ công lao to lớn của Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuân. Nhân dân nơi đây đã lập đền thờ tại nơi ông đã sinh ra và đặt tên là Đền Bảo Lộc. Ngôi đền này được xây dựng trên trang ấp cũ An Sinh Vương Trần Liễu – là thân sinh của Hưng Đạo Vương.
Đền Bảo Lộc – Nam Định
Đền quay mặt về hướng đông, bên trái là chùa thờ Phật. Bên phải là phủ thờ Mẫu. Phía sau là Đền Khải Thánh thờ Vương phụ, Vương mẫu và hai người con gái của Đức Thánh Trần. Đặc biệt nhất trong ngôi đền Bảo Lộc, đó là nơi đây còn lưu giữ được một quả chuông cổ lâu đời được đúc từ thế kỷ thứ 19. Và được tạc bốn chữ “An Lạc từ chung”. Bên cạnh đó, đền Bảo Lộc còn sở hữu nhiều tượng đồng, tượng mộc, long ngai, bài vị, hoành phi, câu đối, thần phả, sắc phong… mang nhiều giá trị tâm linh sâu sắc.
Lễ hội truyền thống Trần Hưng Đạo được tổ chức náo nhiệt. Đa phần du khách về đây ngoài vãn cảnh đền, chiêm ngưỡng kiến trúc nghệ thuật của di tích. Hẳn nhiên khách sẽ được tham gia những trò chơi dân gian sôi nổi như: cờ người, đấu vật, múa bài bông. Và nếu bạn đang tìm kiếm điểm du lịch tâm linh ở Nam Định thì đền Bảo Lộc sẽ là lựa chọn tiềm năng.
Phủ Quang Cung
Địa chỉ: xã Yên Đồng, huyện Ý Yên, Nam Định
Lễ hội chính: 4/3 âm lịch lễ hội Phủ Quang Cung
Phủ Quảng Cung hiện là điểm du lịch tâm linh về tín ngưỡng thờ Mẫu không chỉ của người dân Nam Định. Mà còn thu hút đông đảo du khách thập phương đến hành hương chiêm bái, cầu phúc, cầu lộc, cầu tài mỗi dịp đầu xuân mới. Tại phủ, ngoài những ngày diễn ra lễ hội. Thì vào những ngày rằm, mồng 1 âm lịch hàng tháng, lượng người đến thắp hương lễ bái và tham quan cũng rất đông.
Phủ Cung Quang
Hiện nay trong Phủ còn giữ lại được nhiều đồ tế tự tiêu biểu như: tượng Mẫu Phạm Thị Tiên Nga bằng đồng tạc năm 1770, với tư thế ngồi thiền trên tòa sen. Thân chạm lưỡng long chầu nguyệt mang phong cách nghệ thuật thời Hậu Lê và khắc chữ Hán Quảng Cung linh từ. 34 bản khắc gỗ có nội dung của 64 quẻ thẻ. Một số hiện vật quý hiếm, một số bia đá, sắc phong hoành phi, câu đối ghi dấu sự tích và ca ngợi công đức của Mẫu.
Chùa Hổ Sơn
Địa chỉ: xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định
Lễ hội chính: mùng 10 tháng 2 âm lịch hằng năm
Chùa được xây dựng cách đây hơn 700 năm. Tương truyền rằng cuối năm 1311, Công chúa Huyền Trân lấy Phật tự là Hương Tràng cùng một thị nữ đã quy y đến làng Hổ Sơn, huyện Thiên Bản nơi có chùa Hổ Sơn (chùa Nộn Sơn – Quảng Nghiêm Tự) để tu hành. Nay thuộc xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
Chùa Hổ Sơn
Tại đây, bà đã giúp đỡ cho những người khó khăn, ốm đau biết dùng cây thuốc lá để chữa bệnh. Bà còn dạy cho các trẻ nhỏ học chữ. Truyền đạo đức nhân quả Phật giáo cho mọi người chung sống trong hoà thuận. Huyền Trân công chúa đã tạ thế sau hơn 30 năm tu hành tại đây. Nhân dân quanh vùng đã thương tiếc và và tôn bà là Thần Mẫu. Lập đền thờ bà và lấy ngày bà mất hàng năm làm ngày lễ hội truyền thống để tôn vinh công hạnh của bà.
Từ trên chùa và đền nhìn ra là khuôn viên rộng lớn. Nằm trong khuôn viên chùa được dựng Bảo tháp 13 tầng, cao 26 mét. Chùa còn xây dựng nhà khách, cùng nhiều công trình phụ cận, như vườn hoa cây cảnh, hồ sen, làm cho khuôn viên chùa hoàn chỉnh và đẹp hơn. Chính vì vậy, khi ghé thăm chùa Hổ Sơn, du khách không chỉ được thành tâm lễ phật cầu mong sức khoẻ, bình an. Mà còn được tìm hiểu thêm về cuộc đời của công chúa Huyền Trân và khám phá cảnh vật xung quanh.
Chùa Lương
Địa chỉ: xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, Nam Định
Lễ hội chính: kéo dài ba ngày 14/15/16 tháng 3 âm lịch
Nghệ thuật điêu khắc của ngôi chùa vô cùng đặc sắc. Ở mỗi thành phần kiến trúc được tô vẽ bằng những đường họa tiết. Chạm khắc hình tượng con rồng bay bổng, mềm mại với tư thế có hồn. Tất cả chi tiết đó đã tạo nên một bức tranh uyển chuyển, sinh động tăng vẻ đẹp cổ kính cho chùa Lương. Đặc biệt, hình tượng hổ phù được chạm khắc vô cùng thần thái, nhạy biến tăng thêm sự oai phong, cuốn hút cho chùa.
Chùa Lương – Nam Định
Chùa Lương Nam Định được xây dựng trên địa thế đất vô cùng đẹp đẽ, thoáng đãng. Trước chùa chính là hồ bán nguyệt rộng rãi. Làn nước trong xanh. Vào mùa hè, hoa sen đua nở khoe sắc hồng tinh khôi hòa cùng với bầu trời cao xanh vời vợi. Mang đến cảnh đẹp thanh bình cho du khách thưởng ngoạn. Đến với Chùa Lương Nam Định, du khách không chỉ được tham gia thờ cúng mà còn được thư giãn trong không gian yên bình của làng quê Bắc Bộ Việt Nam.
Chùa Phổ Minh
Địa chỉ: Thôn Tức Mạc – xã Lộc Vượng – tỉnh Nam Định.
Lễ hội chính: Từ ngày 15 – 20/08 âm lịch hàng năm
Chùa Phổ Minh có tên gọi khác là chùa Tháp. Sở hữu 14 tầng cao 21,2m và trọng lượng lên đến 700 tấn. Đặc biệt cửa các tầng được chạm khắc theo lối cuốn tò vò nhìn rất tinh tế. Và đây là ngôi chùa vẫn còn ghi lại dấu tích 1 thời hào khí Đông A thời Trần.
Chùa Phổ Minh
Chùa Phổ Minh từng là nơi tu hành, tụng niệm của nhiều vị vua và quan lại quý tộc nhà Trần. Là di tích có danh tiếng trong tập bản đồ Hồng Đức vẽ năm 1470. Chùa được coi là đại danh lam của nước Đại Việt. Đây còn là một trong những nơi tu hành của Đức quân vương Trần Nhân Tông cùng với sư Pháp Loa và Huyền Quang.
Trong chùa còn thờ phụng một số tượng vật như tượng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn. Tượng Trúc Lâm tam tổ dưới bóng trúc và một số tượng Phật nhìn rất đẹp, từ bi. Đặc biệt, chuông lớn của chùa có khắc bản văn Phổ Minh đỉnh tử. Và chùa cũng được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Một số kinh nghiệm khi du lịch tâm linh tại Nam Định
Khi du lịch tâm linh ở Nam Định, bạn sẽ có cơ hội tham quan các ngôi đền, chùa linh thiêng, tìm hiểu về lịch sử, văn hóa. Và tham gia các lễ hội đặc sắc. Dưới đây là một số kinh nghiệm để bạn có thể có chuyến đi du lịch tâm linh thú vị và ý nghĩa:
Lựa chọn thời điểm thích hợp
- Lễ hội: Nếu bạn muốn tham gia vào các lễ hội truyền thống, hãy lựa chọn thời điểm vào những ngày lễ hội lớn như Lễ khai ấn Đền Trần (14-15 tháng Giêng), Hội Phủ Dầy (03 – 08/03 âm lịch), Lễ hội Chùa Hổ Sơn (mùng 10 tháng 2 âm lịch) và Hội Chùa Cổ Lễ (13-16/09 âm lịch). Những ngày này, các nghi lễ sẽ diễn ra trang nghiêm và nhộn nhịp. Thu hút rất đông du khách tham gia.
- Mùa vắng người: Nếu bạn muốn có một không gian yên tĩnh để chiêm nghiệm. Thì các ngày thường trong năm (ngoài dịp lễ hội) sẽ là thời điểm lý tưởng. Bạn sẽ dễ dàng tìm được sự tĩnh lặng để thăm viếng và cầu nguyện.
Trang phục phù hợp
- Ăn mặc trang nghiêm: Đối với các điểm du lịch tâm linh như đền, chùa, bạn nên ăn mặc lịch sự, kín đáo và trang nhã. Tránh mặc quần áo quá ngắn, hở hang hoặc quá sặc sỡ.
- Đi giày dép dễ di chuyển: Do có thể phải leo núi, bước trên các bậc thang đá hoặc di chuyển qua các khu vực rộng lớn. Bạn nên chọn giày thể thao hoặc dép có độ bám tốt, tránh giày cao gót.
Lưu ý về hành vi và phong tục
- Tôn trọng nơi thờ tự: Hãy giữ thái độ trang nghiêm, không làm ồn ào, nói chuyện hay cười đùa khi vào khu vực thờ tự. Lễ vật dâng lên các đền, chùa cần được đặt đúng nơi quy định.
- Không chụp ảnh tại những nơi không được phép: Một số nơi có thể không cho phép chụp ảnh. Nhất là trong các khu vực thờ cúng hay nghi lễ. Hãy chú ý đến bảng chỉ dẫn và yêu cầu của khu vực.
- Khi tham quan các di tích tâm linh, hãy giữ gìn vệ sinh chung. Không xả rác bừa bãi, đặc biệt là trong các khu vực thờ tự linh thiêng. Hãy luôn mang theo túi để đựng rác và vứt bỏ đúng nơi quy định.
Tìm hiểu về lịch sử và ý nghĩa
Bạn nên tìm hiểu về lịch sử và truyền thuyết của các di tích, đền, chùa để chuyến đi thêm phần ý nghĩa. Ví dụ, khi thăm Đền Trần, bạn sẽ biết về sự nghiệp và công lao của các vị vua Trần. Khi đến Chùa Hổ Sơn, bạn sẽ hiểu về cuộc đời và tu hành của Công chúa Huyền Trân.
Chú ý giao thông và di chuyển
- Di chuyển bằng phương tiện công cộng hoặc taxi: Nếu bạn không quen đường sá, có thể thuê taxi. Hoặc sử dụng các dịch vụ xe ôm để di chuyển giữa các điểm du lịch tâm linh.
- Xe máy: Nếu bạn là người thích tự do khám phá, thuê xe máy sẽ là lựa chọn hợp lý. Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến việc bảo vệ tài sản cá nhân. Đặc biệt là khi tham quan các khu vực đông đúc.
Lên kế hoạch du lịch tham quan kết hợp với du lịch tâm linh
Nam Định là vùng đất tâm linh gắn liền với nhiều sự kiện theo bề dày lịch sử. Chính vì vậy, Nam Định chính là một địa điểm du lịch đặc sắc cho những ai theo đuổi và khám phá những giá trị văn hoá.
Bên cạnh đó, du khách có thể kết hợp tham quan một số địa điểm đặc sắc như biển Thịnh Long. Với không khí gió biển cùng nhiều món hải sản tươi sống. Đảm bảo mang đến một trải nghiệm thư giãn. Hay ruộng muối Bạch Long, một địa điểm “sống ảo” đẹp hết nấc. Mỗi khi hoàng hôn xuống, ánh chiều ta phản chiếu xuống mặt nước tạo nên một khung cảnh ảo diệu. Hồ Vị Xuyên, một vẻ đẹp thơ mộng và bình yên giữa lòng thành phố.
Ngoài ra, đừng bỏ quên hành trình khám phá ẩm thực Nam Định với nhiều món ăn đặc sắc như: Phở bò Nam Định. Phở bò Nam Định mang một hương vị đậm đà khác biệt. Bánh Gai – bột gạo dẻo hoà cùng mùi thơm của lá gai. Nhất định phải thử một lần. Ẩm thực Nam Định mang một nét đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ đang chờ bạn khám phá.
Để hành trình di chuyển và khám phá Nam Định thêm phần trọn vẹn hơn, bạn có thể tham khảo thêm một số thông tin khác về các hãng xe khách chất lượng và kinh nghiệm du lịch Nam Định sau đây:
Tổng hợp các hãng xe khách chất lượng tuyến Hà Nội – Nam Định:
Kinh nghiệm du lịch Nam Định:
Tải ngay App Vexere để tận hưởng nhiều tiện ích độc đáo cho chuyến đi trọn vẹn hơn
Vexere – Đặt vé xe khách trực tuyến với đa dạng lựa chọn và vô vàn ưu đãi