Blog Vexere - Kênh du lịch và xe khách Việt Nam

Sapa thuộc vùng núi Tây Bắc Việt Nam, nơi có rất nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống và nhiều lễ hội đặc sắc tại Sa Pa. Chính vì thế nơi đây có những nét văn hóa và phong tục tập quán riêng. Hàng năm, rất nhiều lễ hội được tổ chức tại Sapa thu hút đông đảo du khách thăm quan. Tại các lễ hội, du khách không chỉ được hòa mình vào không khí vui nhộn. Mà còn hiểu về các nét văn hóa nơi đây. Nếu các bạn đang có ý định du lịch Sapa, Blog VeXeRe.com sẽ giúp bạn ghi nhớ những lễ hội đặc sắc tại Sapa bên dưới nhé!    

Các lễ hội đặc sắc tại Sa Pa

Lễ Tết nhảy của đồng bào dân tộc người Dao

– Thời gian: Mùng 1 hoặc mùng 2 Tết âm lịch

– Đặc điểm: Tết của người Dao đỏ Tả Van, cầu mong “Người yên vật thịnh”, “Uống nước nhớ nguồn”

– Lễ hội Tết nhảy là ngày lễ quan trọng của người Dao ở Tả Văn. Và thường diễn ra ở nhà ông trưởng họ. Trong thời gian lễ hội, các thành viên thường quần tụ để trang trí nhà cửa, dọn dẹp bàn thờ, dán câu đối… Sau khi làm lễ báo cáo tổ tiên thì mọi người sẽ cầm dao, cuốc ra cửa chính đến trước cây đào hoặc mận lớn. Giọng nói to “Mày là cây đào được người vun trồng, chăm sóc, sao mày không sinh hoa, sinh quả, bây giờ tao phải chặt mày đi”. Dứt lời là gia chủ cầm dao cứa nhẹ vào gốc cây trong khi mọi người vội vàng can ngăn. Du khách tham gia lễ hội sẽ cùng nhảy đồng hay còn gọi là “sài cỏ” hoạt động chính và hấp dẫn mọi người nhất.

Các vé tham qua du lịch, tour du lịch trong ngày giá rẻ tại SAPA

Klook.com

Lễ hội truyền thống Roóng Poọc của đồng bào người Giáy

– Thời gian: Vào ngày Thìn tháng Giêng âm lịch

– Đặc điểm: Lễ hội của người Giáy ở Tả Van. Cầu mùa màng bội thu, người yên vật thịnh, mưa thuận, gió hoà.

– Nhiều năm gần đây, lễ hội truyền thống này của người Giáy ở Tả Van đã trở thành lễ hội lớn nhất ở Sapa. Từ lúc sáng sớm khi trời còn màn sương trắng mọi người dân bản cùng các du khách đã tới nơi tổ chức đông đủ.

Mở đầu lễ hội là nghi thức cúng thần linh. Sau đó tại trung tâm của lễ hội nơi diễn ra các trò chơi, nhảy múa và biểu diễn dàn nhạc. Các nhạc cụ: trống chiêng, kèn pí lè rất sôi nổi, vui tai. Các nam thanh nữ tú rủ nhau chơi kéo co,… rồi rút khỏi cuộc chơi lặng lẽ và tìm góc vắng tâm tình với nhau qua tiếng khèn môi.

Lễ hội xuống đồng của đồng bào người tày, người Dao

– Thời gian: sáng ngày mồng 8 Tết hàng năm

– Đặc điểm: Là lễ hội của đồng bào dân tộc Tày, Dao xã Bản Hồ- Sa Pa

– Đây là lễ hội lớn và hấp dẫn nhất ở Sapa. Trong lễ hội phần lễ được bắt đầu bằng việc rước đất, rước nước sau đó đến cúng giao linh và thần linh. Bên cạnh phần lễ trang trọng thì phần hội không kém phần sôi động. Các hoạt động bắt đầu bằng các tiết mục văn nghệ đậm chất truyền thống. Những màn múa xòe hoa, xòe quạt. Cùng tiếng khèn trống vang lên càng làm tăng không khí náo nhiệt ở đây. Lễ hội truyền thống ở Sapa này rất thu hút du khách. Bởi những trò chơi dân gian như ném còn, đẩy gậy, kéo co, bịt mắt, leo cột mỡ…

Lễ hội hoa chuối của người Xa Phó ở Sapa

– Thời gian: Tổ chức vào ngày 9.9 hằng năm

– Đặc điểm: Là lễ hội của người Xa Phó. Nhằm cầu mùa màng tốt tươi, gia súc, gia cầm phát triển, nhà nhà ấm no, hạnh phúc.

– Lễ hội độc đáo này, được diễn ra trong không không khí sôi nổi. Tăng gia sản xuất và mong muốn có được cuộc sống yên bình. Trong suốt thời gian diễn ra buổi lễ họ dựng một cây chuối rừng có cả hoa và quả đặt ở trung tâm. Cây chuối được trang trí thêm bằng những loại hoa khác. Mọi người tham gia đi vòng quanh cây chuối để cầu xin mùa màng. Sau đó tất cả cùng nhau quây quần thưởng thức những món đặc sản tại Sapa. Một phần quan trọng và hấp dẫn nhất của lễ hội này là các điệu múa truyền thống. Các điệu múa này diễn tả các hoạt động như gặt lúa, săn bắn, hái lượm, đánh cá…

Tết đón hồn lúa mới của người Xa Phó

– Tết đón hồn lúa mới (còn gọi bằng tên Tết cơm mới), mang đậm nét đẹp tín ngưỡng nông nghiệp. Ngày này được tổ chức vào thời điểm trước một mùa thu hoạch mới, khi mà các cánh đồng lúa bắt đầu ngả màu.

Người Xá Phó sẽ chọn ngày đẹp. Đem cất toàn bộ thóc gạo cũ, dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa để đón hồn lúa mới về nhà. Những người phụ nữ khỏe mạnh của gia đình được cử đi cắt lúa mới. Thường là vợ và con gái chủ nhà. Họ dậy sớm, tóc tai gọn gàng, diện trang phục đẹp đẽ, lặng lẽ ra ruộng, lên nương để cắt lúa.

Lễ hội Nào Cống 

– Thời gian: Tổ chức vào ngày Thìn tháng 6 âm lịch

– Đặc điểm: Là lễ hội của người Dao đỏ, tổ chức tại ngôi miếu thờ ở Tả Van Sapa

– Lễ hội gồm 3 phần là nghi lễ cúng thần, cầu mong thần linh phù hộ người vật yên thịnh, đồng áng bội thu. Lễ vật được chuẩn bị để dâng cúng là lợn đen, trâu đen, gà vịt do dân làng đóng góp. Chủ lễ là thầy mo ở Tả Van, ăn mặc áo dài, quần thụng và trịnh trọng đọc lời cúng thần linh. Với nội dung mời các ngài về dự lễ, phù hộ cho người dân bình an, vụ mùa ấm no.Sau lễ cúng, chức dịch Mường Hoa công bố quy ước của làng và cuối cùng là phần ăn uống vui vẻ.

 VeXeRe.com chúc bạn sẽ được trải nghiệm với những nét văn hóa tại các lễ hội đặc sắc tại Sapa.

Ngoài ra, hành khách có thể trải nghiệm đặt vé xe đi Sapa thường hoắc xe limousine đi Sapa tiện lợi hơn với nhiều ưu đãi trên App VeXeRe

Xem thêm các hãng xe cùng tuyến đường với giá thấp nhất tại VeXeRe.com

Xe từ Hà Nội đi Sapa

Xe từ Sapa đi Hà Nội