Blog Vexere - Kênh du lịch và xe khách Việt Nam

Tết Nguyên Đán là một trong những dịp lễ tết quan trọng nhất của người Việt Nam nói riêng và các nước sử dụng lịch âm nói chung. Trong dịp này, mọi gia đình trên mảnh đất hình chữ S đều quây quần, đoạn tụ bên nhau, con cháy sum vầy để chào đón một năm mới an khang, thịnh vượng.

Đặc biệt, trong ngày Tết, không thể thiếu lễ du xuân, đi lễ tại các đình, chùa để cầu cho một năm mới bình an, tấn tài, tấn lộc. Hãy cùng Vexere.com điểm qua các địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng vào năm mới nhé!

Địa điểm du lịch tâm linh tại Sapa

Đền Hàng Phố

Được xây dựng vào cuối thế kỷ XIX, đền thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn nhưng được gọi là Đền Hàng Phố vì đền nằm trên mỏm đồi sát ngay khu phố nhộn nhịp, tấp nập người qua lại. Đền được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh từ năm 2005. Tọa lạc tại đường Fansipan, thị trấn Sapa, gần Trung tâm Thông tin và Xúc tiến Du lịch Lào Cai, Đền Hàng Phố vẫn giữ trong mình nét cổ kính của một di tích trăm năm tuổi. Tuy nằm tại vị trí đắc địa, trung tâm thị trấn, nhưng không có chỗ để xe cho khách, nên bạn có thể gửi xe ở các nhà dân lân cận xung quanh hoặc lựa chọn đi bộ theo bản đồ hoặc đi taxi tới đền. Trung bình khu di tích đón khoảng 2000 tới 2500 du khách hàng tháng.

Đền Mẫu Sơn

Đền Mẫu Sơn thờ Công chúa Liễu Hạnh, một trong bốn vị “tứ bất tử” theo quan niệm tâm linh của người Việt Nam, tọa lạc tại tổ 4a, đường Thạch Sơn, trung tâm thị trấn Sapa. Do được xây dựng từ cách đây khoảng 200 năm, trước năm 2013 đền bị xuống cấp và hư hỏng nhiều, đến năm 2013, từ nguồn kinh phí xã hội hóa ngôi đền này đã được sửa chữa lại khang trang và đẹp đẽ nhằm phát huy giá trị lịch sử, giáo dục truyền thống, văn hóa tâm linh của khu di tích đối với người dân địa phương cũng như du khách đến du lịch Sapa.
Nằm tại vị trí đắc địa, trung tâm thị trấn, lại có chỗ để xe, nên trung bình khu di tích đón khoảng 4000 tới 5000 du khách thăm viếng hàng tháng.

Đền Mẫu Thượng

Có vị trí cách trung tâm thị trấn Sapa khoảng 3km, nằm tại tổ 11, thị trấn Sapa. Đền Mẫu Thượng cũng thờ Công chúa Liễu Hạnh. Ngày trước đền có tên là Đền Máy Cưa, vì nằm gần một xưởng máy cưa lớn của người Pháp. Do được xây dựng từ thời Pháp thuộc nên khu di tích bị hư hỏng nhiều, năm 2002 ban quản lý nhà đền đã sửa chữa lại để phục vụ du khách gần xa tới thăm viếng, đông nhất là từ tháng Giêng đến tháng Bảy hàng năm.

Xem thêm thông tin các hãng xe cùng tuyến đường và đặt vé với giá thấp nhất tại VeXeRe.com hoặc gọi điện 1900 88 86 84

Xe từ Hà Nội đi Sapa

Xe từ Sapa đi Hà Nội

Địa điểm du lịch tâm linh tại Lào Cai

Đền ông Hoàng Bảy

Cứ mỗi dịp xuân về, du khách thập phương lại nô nức rủ nhau đi lễ, dâng hương Đền Ông Hoàng Bảy (Đền Bảo Hà – Lào Cai) để cầu mong sức khỏe và tài lộc. Ngôi đền sở hữu địa thế phong thủy độc đáo tựa sơn, nghênh thủy khiến cảnh sắc thêm phần uy nghi, tĩnh mặc.

Tương truyền, Ông Hoàng Bảy là con Đức Vua Cha có công đánh đuổi quân giặc và trấn giữ vùng biên ải Bảo Hà. Theo dân gian, Ông có thói phong lưu nổi tiếng ăn chơi, cờ bạc, lô đề, thuốc phiện nên những người có “căn” ông Bảy nếu về đây lễ sẽ rất có lộc. Có lẽ đó cũng chính là một phần lý do để mỗi dịp lễ, Tết hàng năm, ngôi đền này đón hàng ngàn du khách thập phương về chiêm bái.

Xem thêm thông tin các hãng xe cùng tuyến đường và đặt vé với giá thấp nhất tại VeXeRe.com

Vé xe khách đi Lào Cai từ Hà Nội

Vé xe khách từ Lào Cai đi Hà Nội

Khám phát nét đẹp của các đồng bào dân tộc tại Tả Van

Tả Van Giáy là cách gọi ngày nay, còn người dân địa phương ở Lào Cai và dân tộc Giáy ở Lai Châu cũng chỉ quen gọi “Mướng Và”, tên gọi này bị gọi chệch từ “Mướng Vá” theo âm của tiếng Tày, có nghĩa là “Sải tay”. Tương truyền, làng này ngày xưa chỉ có người Tày sinh sống nên mới có tên gọi như vậy. Trung tâm của làng còn có một mỏm đồi được người dân gọi là “Pỏm mò dà táy” (nghĩa là đồi mộ bà Tày).

Xem thêm thông tin các hãng xe cùng tuyến đường và đặt vé với giá thấp nhất tại VeXeRe.com hoặc gọi điện 1900 88 86 84

Xe từ Hà Nội đi Tả Van

Xe từ Tả Van đi Hà Nội

 Địa điểm du lịch tâm linh tại Mộc Châu

Đông sơn Mộc Hương – động thiêng nhất trời Tây Bắc

Khi người Thái về đất Mộc Châu làm nơi định cư lâu dài, đất rộng, bằng phẳng phì nhiêu mà năm nào cũng hạn hạn, thiếu nước. Bà con mới làm lễ, lập đàn cầu khấn. Có lẽ lời cầu khấn cũng làm cảm động trời đất, một con rồng đã bay tới dừng chân nơi này, ban cho mảnh đất mưa thuận gió hòa, rồng ở lại bảo vệ mảnh đất luôn và hóa thân thành  Hạng Sa Lai (hang nước). Từ đó người dân đặt tên Động Mộc Hương để nhớ ơn rồng thiêng đã cho nguồn nước để tạo ra tươi tốt cho bản làng, và thực tế là cho đên bây giờ, hang vẫn là nguồn nước cho cả khu vực.

Đền chúa Thác Bờ ở xã Quang Minh

Đền Chúa Hang Miếng nằm ven hồ thuỷ điện Hoà Bình, thuộc bản Hang Miếng, xã Quang Minh, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Đền được xây nguy nga hoành tráng trên ngọn núi Đầu Rồng với 3 dãy nhà: Tiền- Trung- Hậu, có cung thờ Phật và cung thờ Thánh, Chúa Thượng Ngàn. Đứng trên đỉnh phóng tầm mắt có thể thấy những dãy núi xanh rì mờ xa hay những đảo nhỏ lô nhô giữa sóng nước Sông Đà.

Tương truyền khi Lê Lợi dẹp xong giặc, có ngang qua khúc sông tại Hang Miềng. Tại đó vua và binh sĩ gặp mưa to gió lớn không thể đi tiếp. Biết vua và quân sĩ gặp nạn, bà Đinh Thị Vân, người Mường đã vận động nhân dân trong vùng quyên góp lương thực và cùng mọi người chèo thuyền vượt thác, ghềnh để đem lương thảo đến tiếp tế cho vua. Sau nhiều chuyến chuyển lương thành công, đến chuyến cuối, giông bão nổi ầm ầm, thuyền của bà chở đầy lương chòng chành đã bị đắm ở khúc sông thuộc địa phận Hang Miếng, xác của bà đã trôi dạt vào vùng Thác Bờ. Để tỏ lòng tôn kính và tưởng nhớ công lao của Bà, nhân dân trong vùng đã lập đền thờ bà ở Hang Miếng. Dân gian gọi là: Đền Chúa Hang Miếng

Xem thêm các hãng xe cùng tuyến đường với giá thấp nhất tại VeXeRe.com

Xe từ Hà Nội đi Mộc Châu

Xe từ Mộc Châu đi Hà Nội

Địa điểm tâm linh tại Hà Giang

Chùa Sùng Khánh

Chùa Sùng Khánh được xây dựng từ thời nhà Trần. Khách du lịch nếu đi Hà Giang về Hà Nội, chú ý sẽ thấy ngôi chùa này nằm cách quốc lộ 2 khoảng 500m. Chùa do một chúa Phụ Đạo họa Nguyễn xây dựng từ năm 1356, đến năm 1993 ngôi chùa được công nhận là di tích văn hóa. Ngôi chùa đã có niên đại lâu, nên trải qua bao thăng trầm lịch sử cũng đã phần nào thay đổi, chùa có sự trung tu lớn nhất đó là vào năm 1750 do quan Tuyên úy phó tuần thủ Nguyễn Văn Trân góp công. Hằng năm, cứ vào ngày đầu xuân nơi đây lại được nhộn nhịp hơn, đây là điểm tổ chức chính của lễ hội Lồng Tồng của người Tày.

Xem thêm các hãng xe cùng tuyến đường với giá thấp nhất tại VeXeRe.com

Xe đi Hà Giang từ Hà Nội

Xe từ Hà Giang đi Hà Nội

Địa điểm tâm linh tại Ninh Bình

Chùa Bái Đính

Chùa Bái Đính là tên gọi chung cho khu chùa toạ lạc trên khuôn viên rộng 700ha, bao gồm: khu chùa cổ và khu chùa mới, thuộc địa phận xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn.
Chùa Bái Đính có sự tổng hòa giữa linh thiêng, trầm mặc của Bái Đính cổ tự, cùng sự nguy nga, hoành tráng của Bái Đính tân tự – Công trình kiến trúc Phật giáo đồ sộ nhất Việt Nam với nhiều kỷ lục Châu Á và Việt Nam đã được xác lập như: tượng Phật Thích Ca bằng đồng dát vàng lớn nhất Châu Á, hành lang 500 vị La Hán dài nhất Châu Á, tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất Việt Nam, đại hồng chung lớn nhất Việt Nam… Đặc biệt, đây còn là nơi lưu giữ ngọc xá lợi, bảo vật quý của Đức Phật.

Cố đô Hoa Lư

Cố đô Hoa Lư là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của nước Đại Cồ Việt, là kinh đô đầu tiên trong nền văn minh Đại Việt của dân tộc, của nền phong kiến tập quyền Việt Nam. Kinh đô Hoa Lư có diện tích khoảng 300ha, thuộc địa phận xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tồn tại 42 năm qua ba vương triều tiếp nối: Đinh – Tiền Lê – Lý (968 – 1010).
Cho dù thời gian và sự thăng trầm của lịch sử, nhưng Kinh đô Hoa Lư vẫn còn lưu giữ những chứng tích lịch sử hào hùng: đó là những bức tường thành do thiên nhiên và con người tạo dựng; ngôi đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành cổ kính, uy nghiêm… Đây sẽ mãi là những dấu son lịch sử sáng ngời để người dân Việt Nam nói chung, người dân Ninh Bình nói riêng luôn trân trọng và tự hào.

Chùa Bích Động

Cách bến thuyền Tam Cốc 3km về phía Tây Nam, chùa Bích Động tọa lạc trên sườn núi Bích Động. Đây là danh thắng đẹp nổi tiếng của Ninh Bình, được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhị động” (động đẹp thứ nhì trời Nam).
Chùa Bích Động là công trình kiến trúc cổ, xây dựng theo kiểu chữ “Tam” – Hán tự, ba tòa không liền nhau, tam cấp dọc theo sườn núi, dựa vào thế núi từ thấp lên cao thành ba ngôi chùa riêng biệt: chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng. Sự kết hợp hài hòa giữa núi, động và chùa ẩn hiện dưới những vòm cây đại thụ xanh biếc tạo nên một bức tranh phong cảnh mang nhiều sắc thái của chốn tâm linh huyền bí tại Bích Động.

Đền Trần trong khu sinh thái Tràng An

Nằm trong khu du lịch sinh thái Tràng An, đền Nội Lâm (còn gọi là đền Trần), thờ thần Quý Minh và hoàng phi Quý Nương là phu nhân của thần Quý Minh. Theo truyền thuyết, thần Quý Minh là một vị tướng của vua Hùng, trấn ải xứ Sơn Nam.
Nét độc đáo của ngôi đền là các xà ngang, bậc cửa, cột và mái hiên đều làm bằng đá. Đặc biệt bốn cột đá ngoài hiên mặt tiền chạm khắc nổi rồng mây ở giữa, phía trên chạm khắc chim phượng, phía dưới chạm khắc rùa, cá rô, hoa sen, lá sen… Tất cả đều chạm khắc bong kênh, chạm lộng, đường nét tinh tế, uyển chuyển, sống động lạ thường, thể hiện tài hoa của nghệ nhân các làng nghề chế tác đá tại Ninh Bình.

Xem thêm thông tin các hãng xe cùng tuyến đường và đặt vé với giá thấp nhất tại VeXeRe.com

Xe Hà Nội đi Ninh Bình

Xe Ninh Bình đi Hà Nội

Địa điểm tâm linh tại Tam Đảo

Khu di tích danh thắng Tây Thiên 

Khu di tích nằm trên đỉnh núi Thạch Bàn thuộc dãy Tam Đảo, Tây Thiên được bao bọc bởi khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, nên thơ, tạo nên bầu không khí trầm lắng, thanh tịnh. Đối với du khách, Tây Thiên được biết đến là vùng đất linh thiêng, nơi giao thoa giữa văn hóa đạo Phật và tín ngưỡng thờ Mẫu. 

Nơi đây sở hữu một quần thể đền, chùa, miếu phong phú như Đền Thượng Tây Thiên (nơi thờ Quốc Mẫu Tây Thiên Lăng Thị Tiêu – Hoàng phi của vua Hùng Chiêu Vương thứ VII), Thiền Viện Trúc Lâm An Tâm, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, Đền Thõng, Đền Cậu, Đền Cô Bé, Đền Tam Tòa Thánh Mẫu, Đền Địa Mẫu, Đền Cô Chín và các ngôi chùa cổ được xây dựng từ thế kỷ XIII-XIV. Cũng tại Tây Thiên, Lễ hội Tây Thiên được coi là một trong những lễ hội lớn nhất miền Bắc, tổ chức từ ngày 15-17/2 âm lịch hàng năm với phần lễ và hội đặc sắc.

Đền Bà Chúa Thượng Ngàn 

Ngôi đền được xây dựng từ đầu thế kỷ XX, khi người Pháp bắt đầu khám phá ra Khu du lịch Tam Đảo. Trong quá trình làm các tuyến đường lên Tam Đảo, một nhà thầu người Việt đã đầu tư xây dựng ngôi đền thờ Bà Chúa Thượng Ngàn.

Đi bộ dọc theo con đường nhỏ ôm lấy những triền núi, lối vào đền bắt đầu bằng 300 bậc đá được phủ mát bởi những hàng trúc xanh. Phía bên ngoài đền có treo bảng sơn nền đỏ với 4 chữ vàng “Lĩnh Chủ Linh Từ”, bên trong được trang trí nguy nga, tráng lệ. Ở độ cao trên 1.400m so với mực nước biển, ngôi đền được ví như nơi giao hòa giữa trời và đất, thích hợp cho những chuyến hành hương khai xuân. Ngày nay, ngôi đền đã được trùng tu lại khang trang hơn, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, chiêm bái.

Xem thêm thông tin các hãng xe cùng tuyến đường và đặt vé với giá thấp nhất tại VeXeRe.com

Xe từ Hà Nội đi Tam Đảo

Xe từ Tam Đảo đi Hà Nội