Blog Vexere - Kênh du lịch và xe khách Việt Nam
Lễ Vu Lan báo hiếu là một trong những ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật. Ngày nay, Lễ Vu Lan báo hiếu trở thành nét đẹp văn hóa tinh thần chung của tất cả người dân Việt Nam. Đây là thời gian để con cháu ghi nhớ về công ơn sinh thành dưỡng dục của bậc cha,mẹ, ông, bà. Lễ Vu lan còn có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc, hướng mọi người về cội nguồn, về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”. Mọi người thường thắc mắc không biết Lễ Vu Lan ngày bao nhiêu? Nằm ở khoảng thời gian nào trong năm. Blog VeXeRe xin tổng hợp thông tin như dưới đây.
Ngày Lễ Vu Lan được quy định trong đạo Phật là ngày rằm tháng 7 Âm lịch hằng năm. Trong năm 2020 này, Lễ Vu Lan rơi vào ngày 02/09/2020. Ngày Lễ Vu Lan, mọi người đều tìm về các ngôi chùa tâm linh để cầu khấn. Tất cả đều mong cha, mẹ, ông, bà và toàn thể gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc. Cùng Blog VeXeRe tìm hiểu về các địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng nên ghé trong ngày Vu Lan nhé!
Lễ Vu Lan ngày bao nhiêu?
Hàng năm, Lễ Vu Lan báo hiếu diễn ra vào ngày rằm tháng 7 âm lịch. Ngày này trùng với ngày xá tội vong nhân, mở cửa địa ngục để các cô hồn nhận đồ cúng lễ. Hai lễ này cùng có chung mục đích là nhớ ơn những người đã khuất, nhất là gia tiên. Đồng thời thể hiện sự thương cảm đối với những người đã mất không được chôn cất, thờ cúng đàng hoàng.
Đi viếng chùa mùa Vu Lan nên làm gì?
Chuẩn bị đồ cúng lễ Vu Lan
Ngoài thắc mắc Lễ Vu Lan ngày bao nhiêu ra, mọi người cũng muốn biết những thứ cần chuẩn bị cho mùa lễ. Việc đầu tiên khi đến dâng hương tại chùa đó là chuẩn bị đồ lễ. Trong ngày Vu Lan, bạn chỉ nên sắm các lễ chay như: hương, giấy tiền, hoa quả, xôi, chè, oản,… không nên sắm lễ mặn. Các loại hoa thường là hoa cúc, hoa mẫu đơn, hoa huệ,… Các loại quả dâng lên thường là: chuối, bưởi, táo, hồng,lê,… Ngoài ra bạn cần lưu ý ăn mặc chỉnh tề, nghiêm trang khi dâng hương tại chùa.
Thành tâm cầu khấn cho gia đình trong lễ Vu Lan
Sau khi dâng hương tại chùa, bạn cần thành tâm cầu khấn cho cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Cầu xin Đức Phật phù hộ cho gia đình bình an, cha mẹ mạnh khỏe. Với những gia đình không may có người thân mất sớm thì cầu cho họ yên nghỉ nơi suối vàng và được siêu thoát.
Ăn chay để tích đức cho gia đình
Tập tục ăn chay là một nét tín ngưỡng đẹp của người Việt. Ngày nay, ăn chay được phổ biến và được nhiều người theo hơn. Ăn chay rất tốt cho sức khỏe, khiến bản thân thanh tịnh hơn, nhẹ mình hơn. Theo đạo Phật, ăn chay để giảm sát sinh, tích đức cho gia đình. Trong Lễ Vu Lan, hãy thử ăn chay một ngày để cầu mong sức khỏe, an lành cho cha mẹ. Dù Lễ Vu Lan ngày bao nhiêu, hay các thời điểm khác trong năm. Thì việc thỉnh thoảng ăn chay cũng giúp cơ thể nhẹ nhàng hơn. Bạn nên thử nhé.
Top các chùa nổi tiếng mùa Vu Lan tại Sài Gòn
Chùa Xá Lợi
Địa chỉ: 89 Bà Huyện Thanh Quan, phường 7, quận 3, TP. HCM.
Chùa Xá Lợi là ngôi chùa linh thiêng được rất nhiều người ghé tại Sài Gòn. Ngôi chùa có lối kiến trúc hiện đại nhưng vẫn được nét truyền thống. Chùa Xá Lợi chính là nơi các tín đồ Phật giáo đứng lên chống sự đàn áp tôn giáo của Ngô Đình Diệm. Mục đích xây dựng chùa để thờ Xá Lợi phật tổ nên chùa có tên Xá Lợi. Vào rằm tháng 7 hằng năm, rất đông du khách đến đây cầu khấn và hành lễ.
Chùa Giác Lâm
Địa chỉ: 118 Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân Bình, TP. HCM.
Đây là ngôi chùa cổ nhất, lâu năm nhất tại Sài Gòn. Chùa được xây dựng năm 1744 đời chúa Nguyễn Phúc Khoát ban đầu có tên Sơn Can, sau đổi thành Giác Lâm. Ngôi chùa này đã được bộ văn hoá xếp hạng là di tích lịch sử. Khi về hành lễ nơi đây, đúng dịp rằm tháng 7, bạn sẽ bắt gặp rất nhiều tăng ni, phật tử tề tựu lễ bái và thăm quan chùa.
Chùa Bửu Long
Địa chỉ: 81 đường Nguyễn Xiển, phường Long Bình, quận 9, TP. HCM.
Tới chùa Bửu Long hành hương, bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp lộng lẫy nhưng không kém phần linh thiêng. Nhiều người đến đây cứ ngỡ mình đang ở đất nước Thái Lan, vì lối kiến trúc giống như đúc. Đường dẫn vào chùa dưới những bóng cây xanh mát và một hồ nước trong xanh trước cổng càng tăng thêm vẻ đẹp của ngôi chùa. Không gian trong chùa rất thanh tịnh với tiếng chuông gió trên đỉnh tháp và tiếng nước trong hồ. Rất nhiều bạn trẻ đã rủ nhau đến đâu vừa thắp hương, vừa thăm quan ngôi chùa độc đáo này.
Chùa Bà
Địa chỉ: số 4 đường Nguyễn Du, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Chùa Bà thờ Bà Thiên Hậu được lập bời cộng đồng người Việt gốc Hoa tại TP. Thủ Dầu Một. Lễ hội Chùa Bà thường được tổ chức vào rằm tháng Giêng hằng năm với nhiều chương trình đặc sắc. là một trong những lễ hội văn hóa lớn nhất của tỉnh Bình Dương và được tổ chức hàng năm vào ngày rằm tháng Giêng Âm lịch với nhiều chương trình đặc sắc. Đông vui nhất là buổi rước kiệu Bà quanh chợ Thủ Dầu Một diễn ra vào ngày rằm. Ngoài ra, buổi lễ còn có sự tham gia của hơn 30 đoàn lân tạo không khí tươi vui, rộng ràng. Lễ hội thu hút hàng trăm lượt du khách tới thăm quan và hành hương.
Chùa Vĩnh Nghiêm
Địa chỉ: 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, quận 3, TP. HCM.
Đây là ngôi chùa lớn và linh thiêng được nhiều người dân Sài Gòn biết tới. Ngôi chùa xây dựng theo lối kiến trúc cổ miền Bắc nhưng bằng vật liệu đá hiện đại. Nhìn từ xa đã thấy ngọn tháp 7 tầng của ngôi chùa. Đây là một trong những ngôi chùa được đông đảo người dân Sài Gòn tới hành hương ngày Vu Lan.
Chùa Hoằng Pháp
Địa chỉ: xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, TP. HCM.
Chùa Hoằng Pháp là một ngôi chùa cổ tại Sài Gòn đã tồn tại được hơn nửa thế kỉ. Ngôi chùa được đông đảo mọi người về lễ bái và đăng kí tham gia các khoá tu hành. Đặc biệt vào mỗi dịp hè, hàng nghìn bạn sinh viên, học sinh tham gia để tịnh tâm lại bản thân. Trong chùa được kiến trúc bởi hệ thống cột mái vững chắc và trồng rất nhiều cây xanh. Lễ hội chính của chùa được cử hàng vào ngày 16 tháng 10 âm lịch hàng năm. Trong ngày này, nhiều chúng tăng ni phật tử tụng kinh, niệm phật để tỏ lòng biết ơn với cố Hòa thượng Ngộ Chân Tử.
Chùa Minh Hương
Địa chỉ: 184 Hồng Bàng, phường 12, quận 5, TP. HCM.
Có một ngôi chùa linh thiêng toạ lạc tại khu phố người Hoa tấp nập, sầm uất mang tên Minh Hương. Đây là ngôi chùa được nhiều người Việt gốc Hoa thường hay lui tới cầu khấn bởi sự linh thiêng kì lạ. Chùa Minh Hương có diện tích khá nhỏ được xây dựng theo lối kiến trúc của người Hoa. Ngôi chùa có nhiều người đến nhưng rất trang nghiêm, không có sự lộn xộn, ai ai cũng giữ im lặng. Nhiều người tin rằng đây là ngôi chùa linh thiêng nhất tại Sài Gòn để cầu tài lộc, bình an.
Đừng quên các nguyên tắc an toàn trong mùa dịch
Vậy là câu hỏi Lễ Vu Lan ngày bao nhiêu? đã được giải đáp. Tuy nhiên trong tình hình dịch bệnh phức tạp, khi ra ngoài đừng quên những nguyên tắc an toàn mùa dịch nhé. Hãy nhớ luôn đeo khẩu trang để phòng tránh giọt bắn từ những người nhiễm bệnh.
Hạn chế tiếp xúc gần với người khác. Nên giữ khoảng cách với người khác từ 2m trở lên. Đây là khoảng cách an toàn để tránh lây nhiễm chéo.
Rửa tay thường xuyên, tránh chạm vào mắt, mũi, miệng. Virus SARs-Covi-2 lây qua các đường tiếp xúc ở mắt, mũi, miệng. Vì vậy rửa tay sạch, tránh chạm tay vào các điểm này giúp giảm nguy cơ lây nhiễm.
Bạn có thể tham khảo thêm:
Một điều quan trọng là dù có làm lễ bao nhiêu đi nữa thì bày tỏ tình yêu thương với cha mẹ bằng hành động là thiết thực nhất. Hãy đặt ngay vé cho cả nhà đi du lịch cùng nhau tại VeXeRe nhé!
Tải ngay App VeXeRe để nhận thông báo các chương trình khuyến mãi trong tháng
Xem thêm thông tin vé các hãng xe và đặt vé với giá thấp nhất tại VeXeRe