Thái Nguyên là vùng đất nổi tiếng với lá chè tươi ngon. Bên cạnh đó, ẩm thực Thái Nguyên cũng đa dạng khiến du khách ăn thử một lần là nhớ mãi không quên với những hương vị đặc trưng độc đáo. VeXeRe.com sẽ giới thiệu cho bạn 7 món ngon Thái Nguyên mà bạn không thể bỏ qua cho chuyến du lịch của mình.
- Trà Thái Nguyên
Thái Nguyên là vùng đất nổi tiếng cả nước với lá chè. Nhờ thổ nhưỡng và khí hậu thuận lợi nên đâu đâu trên mảnh đất Thái Nguyên cây chè cũng rất phát triển. Búp chè xanh tươi, to khỏe. Trà Thái nguyên đượm đà vị chát dịu, lại ngọt ngào. Lần đầu tiên dùng thử sẽ nhớ mãi không quên được hương thơm thoảng hương cốm.
Các vùng trà nổi tiếng như chè La Bằng (Đại Từ), trà Khe Cốc (Phú Lương), trà Trại Cài (Đồng Hỷ). Nhưng phải kể đến chè Tân Cương được xếp đầu bảng và được tôn vinh là “đệ nhất danh trà”.
- Măng đắng Ngàn me
Nghe tên thì có vẻ lạ nhưng thực chất đó là loại măng đắng được lấy từ rừng Ngàn me về. Măng đắng ngàn me chỉ nhỏ cỡ bằng ngón tay người lớn.Cách chế biến đơn giản nhất là luộc măng chấm với muối ớt hoặc mắm tôm chanh. Nếu không muốn ăn luộc có thể chế biến măng thành nhiều món: xào, nấu canh… mỗi món ăn lại có một vị hấp dẫn riêng.
- Trám đen Hà Châu
Đây là một loại quả đặc trưng có nhiều ở Thái Nguyên. Trám đen là cây thân mộc, quả hình thoi. Có thể sống trên một trăm năm, ra hoa vào tháng hai, quả chín vào tháng 7. Hà Châu là xã nổi tiếng với nghề trồng trám. Hơn 2/3 diện tích của xã là để trồng loài cây này. Trám khi được nấu chín có màu đen. Cùi trám vàng, nhân bên trong hạt trắng ngần.
Người ta có thể dùng trám để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Nổi bật là xôi trám, trám kho thịt, cá, gỏi trám. Đặc biệt là món nham trám đã trở thành đặc sản nổi tiếng.
- Tôm cuốn Thừa Lâm
Tục lệ gói tôm cuốn để dâng lễ ở đình làng vào những dịp tết là nét văn hóa luôn được gìn giữ ở làng Thừa Lâm. Đây là món ăn dân dã, độc đáo và quen thuộc hương vị làng quê. Tôm tươi con là nguyên liệu chính, tượng trưng cho thuỷ hải sản. Trứng gà rán, tượng trưng cho loài chim. Giò nạc và thịt mỡ lợn luộc rồi thái chỉ dài chừng 5-6 cm. Củ hành chần qua nước sôi rồi kẹp cùng con tôm rán, ít giò nạc, trứng rán, thịt mỡ luộc. Sau đó dùng dọc hành cuộn lại như hình bó mạ. Khi ăn có thể thêm gia vị, nước mắm, ớt, hạt tiêu..
- Bánh Cooc Mò
Loại bánh này là bánh truyền thống của người Tày sống ở Thái Nguyên. Cooc mò có nghĩa là sừng bò. Cái tên lạ lùng bắt nguồn từ hình dáng đặc biệt, có chóp nhọn giống như chiếc sừng bò. Nguyên liệu để làm bánh cooc mò gồm lá dong, gạo nếp, lạc và một chút lạt mềm. Làm bánh này đòi hỏi sự cẩn thận trong việc buộc lạt. Nếu lỏng tay, bánh dễ bị nhiễm nước, trở nên nhão, nhạt, không ngon. Nếu buộc chặt hạt nếp khó có thể nở, bánh bị sần, không dẻo và mất đi mùi thơm đặc trưng. Điều đặc biệt của cooc mò là không nhân. Nhưng càng nhai càng dễ cảm nhận vị thơm, béo, dẻo trong từng hạt nếp.
- Cơm lam Định Hóa
Món ăn khá phổ biến của đồng bào vùng cao. Muốn có cơm lam ngon, đầu tiên phải chọn được gạo nếp ngon. Ống lam phải là ống nứa tươi, xanh vỏ. Cơm lam là món ăn giản dị, độc đáo nhưng để làm được một ống lam thơm ngon đẹp mắt là cả một nghệ thuật cần học hỏi nhiều lần.
Gạo nếp nương ngâm kỹ, đổ vào những ống tre tươi bánh tẻ rồi nút lá dong tươi, dựng nướng trong đống lửa. Khi vỏ ống tre cháy xém có mùi thơm nếp hương tỏa lan là cơm lam đã chín. Chờ ống cơm lam bớt nóng, dùng dao sắc vót dần lớp ngoài ống tre sao cho vẫn giữ được lớp màng tre non. Cơm lam chín dẻo, thơm lừng ăn với muối lạc đảm bảo các bạn sẽ khó mà quên.
- Bánh chưng Bờ Đậu
Bánh chưng Bờ Đậu được làm từ gạo nếp nương của vùng Định Hóa. Lá dong gói bánh được lấy từ vùng núi rừng Định Hóa, Chợ Đồn. Và thịt lợn sạch của người dân tộc. Sự khéo léo trong việc gói, luộc bánh đã làm cho bánh chưng Bờ Đậu có hương vị đặc biệt thơm ngon. Là một làng bánh nổi tiếng, bánh chưng Bờ Đậu được bán quanh năm. Bạn có thể mua mang về làm quà khi dừng chân lại Thái Nguyên.
Xem thông tin hãng xe trên tuyến đường với giá thấp nhất tại VeXeRe.com: