Blog Vexere - Kênh du lịch và xe khách Việt Nam

Làng quê Việt Nam có gì?

Trong nhịp sống lao động tại khắp các làng nghề truyền thống Việt Nam. Có muôn vàn vẻ đẹp của những khoảnh khắc hết sức tự nhiên nhưng toát lên vẻ đẹp chân chất. Mỗi làng nghề lại có một vẻ đẹp khác nhau. Tại đây, những sản phẩm do các nghệ nhân tạo nên lột tả được sự nhân văn và văn hoá người Việt. Hôm nay, cùng Blog VeXeRe dạo quanh Việt Nam khám phá sự độc đáo của các làng nghề truyền thống qua từng thước ảnh nhé!

Làng nghề nướng cá Quỳnh Lưu

Tại huyện ven biển Quỳnh Lưu, Nghệ An, nghề nướng cá được hơn 50 hộ dân vẫn lưu giữ. Cứ độ từ tháng 2 đến tháng 10 âm lịch hàng năm, người dân ven biển Quỳnh Lưu nhộn nhịp thu mua cá từ các tàu đánh bắt lên, sau đó về cấp đông và nướng để bán quanh năm.

Làng nghề nướng cá Quỳnh Lưu

Làng nghề nướng cá Quỳnh Lưu – Nghệ An

Các loại cá thu, bạc má, cá trích sau khi thu mua, được người dân làm sạch. Tiếp đó xếp thành hàng lên vỉ trước khi đưa lên nướng trên lò than hồng.

Nghệ nhân xếp cá lên vỉ nướng

Nghệ nhân xếp cá lên vỉ nướng

Theo các hộ tại làng nghề, mỗi hộ gia đình nướng từ 1 – 3 tạ cá mỗi ngày để cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Mỗi mẻ cá được nướng từ 10 đến 15 phút.

Cá nướng cung ứng thị trường

Cá nướng cung ứng thị trường trong và ngoài tỉnh

Làng nghề làm đường phèn

Đặt chân đến vùng đất Quảng Ngãi đầy nắng gió, du khách sẽ không thể bỏ qua đặc sản đường phèn, mạch nha, đường phổ,… Đặc biệt tại xã Nghĩa Dõng, có những lò ngày đêm đỏ lửa, chảo đường sôi ùng ục. Những nghệ nhân nung mình trong cái nóng để kết tinh đường phèn tựa những thỏi thạch anh.

Làng nghề làm đường phèn

Làng nghề làm đường phèn – Quảng Ngãi

Người nghệ nhân chuẩn bị những rọ đan chỉ đặt vào vại. Đây là nơi nước đường bám vào các sợi chỉ để kết tủa. Sau khi đường đã kết khối hoàn toàn, người thợ đổ đường ra nong, đập rời từng tảng rồi phơi khô, lựa những cục phèn kết tinh đóng bao đem tiêu thụ. 

Rọ đan để đường kết tinh

Rọ đan để đường kết tinh

Làng nghề nón ngựa Phú Gia

Một nét văn hoá đất võ Bình Định đó chính là nón ngựa Phú Gia. Chiếc nón được tạo nên bởi những bàn tay khéo léo của các nghệ nhân truyền từ đời này qua đời khác. 

Làng nghề Nón ngựa Phú Gia

Làng nghề Nón ngựa Phú Gia – Bình Định

Nón ngựa Phú Gia biểu tượng cho sự dẻo dai, bền bỉ. Sở dĩ chiếc nón có tên vậy vì gắn liền với binh lính triều đình đặc biệt thời Tây Sơn. Đây được xem là kiệt tác của nón lá. Các nghệ nhân thêu trên nón những chủ đề như; long, lân, quy, phụng, câu đối, mai, trúc,…

Đan nón ngựa Phú Gia

Đan nón ngựa Phú Gia

Hiện tại, có khoảng 200 người sống và theo nghề làm nón. Có nhiều thế hệ trẻ cũng được truyền lại để giữ lửa cho nghề. Chủ yếu là khách du lịch mua để làm kỉ niệm. Theo nghệ nhân mỗi chiếc nón ngựa nếu làm đủ các công đoạn có thể sử dụng từ 150 đến 200 năm.

Truyền nghề cho thế hệ sau

Truyền nghề cho thế hệ sau

Ngoài Phú Gia, bạn có thể bắt gặp khung cảnh rất đỗi yên bình tại đầm Trà Ô, huyện Phù Mỹ, Bình Định. Nuôi vịt chạy đồng,lấy trứng là hoạt động rất phổ biến được các hộ dân ở Trà Ô áp dụng.

Vịt thả đồng tại đầm Trà Ô

Vịt thả đồng tại đầm Trà Ô

Làng nghề làm bún và bánh tráng tại xã An Nhơn

Hiện tại, làng nghề làm bún và bánh tráng An Thái đã tồn tại được hàng trăm năm. Cứ đời sau tiếp nối đời trước duy trì và phát triển cho đến ngày nay. 

Làng nghề làm bún và bánh tráng An Thái

Làng nghề làm bún và bánh tráng An Thái – xã An Nhơn

Mỗi hộ đều giữ cho mình một bí quyết để tạo một nét riêng biệt. Cứ mỗi dịp Tết đến, không khí tại đây càng thêm nhộn nhịp để đủ đơn hàng phục vụ nhu cầu của thị trường

Không khí tại An Thái ngày Tết

Không khí tại An Thái ngày Tết

Làng nghề hấp cá tại Quy Nhơn

Tại phố biển Quy Nhơn có làng nghề hấp cá được hình thành cách đây hàng nửa thế kỉ. Do lượng cá đánh bắt được dồi dào và giá rẻ, người dân bến Hàm Tử nghĩ ra cách hấp cá để có thể bảo quản lâu hơn và bán xa hơn. 

Làng nghề hấp cá tại Quy Nhơn

Làng nghề hấp cá tại Quy Nhơn

Các loại cá mực, các nục, cá cơm, cá ngừ được mua về và sơ chế làm sạch. Tiếp đó các được cắt lát và xếp ngăn nắp trước khi cho vào lò hấp. Thời gian hấp của những loại cá cũng khác nhau. Nước hấp cũng được làm theo từng công thức để đảm bảo mỗi loại sẽ có hương vị riêng.

Chuẩn bị cho cá vào lò hấp

Chuẩn bị cho cá vào lò hấp

Một số làng nghề tại Ninh Thuận

Làng nghề cá cơm tại Mỹ Tân, Ninh Hải khá đặc trưng của miền biển nơi đây. Trên trục đường đi Vĩnh Hy, Bình Tiên, du khách không khó để thấy những vỉ cá phơi thành hàng

Làng nghề cá cơm tại Mỹ Tân

Làng nghề cá cơm tại Mỹ Tân

Mùa cá cơm bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm. Sau khi cá được đánh bắt sẽ đem về ngâm nước muối xả nhớt, nhúng vào lò hấp chừng 5 phút để làm sạch chất nhớt. Sau đó đem phơi nắng khoảng 4 đến 5 giờ. Tiếp đó người dân nhặt bỏ cá tạp trước khi cân và đóng gói đến tay khách hàng. 

Phơi cá cơm

Phơi cá cơm

Đến Ninh Thuận, chắc chắn du khách không thể bỏ qua tham quan và trải nghiệm làm muối tại Ninh Hải. 

Làng nghề làm muối tại Ninh Hải

Làng nghề làm muối tại Ninh Hải

Trước khi làm muối, người dân nơi đây phải san bằng ruộng sau đó xây bờ và làm hệ thống dẫn nước biển vào. Nếu những tháng nắng to thì khoảng 7 ngày là có thể cào và thu hoạch muối. 

Thu hoạch muối tại Ninh Hải

Thu hoạch muối tại Ninh Hải

Làng nghề nước mắm tại Phan Thiết

Cùng với Phú Quốc, Thanh Hải – Phan Thiết là nơi có làng nghề nước mắm lâu đời. Với lợi thế về nguyên liệu sẵn có là cá cơm và muối khoáng, nước mắm Thanh Hải thực sự là một gia vị chinh phục những khách hàng khó tính nhất.

Làng nghề nước nắm Phan Thiết

Làng nghề nước nắm Phan Thiết

Nước mắm Phan Thiết được ủ trong thùng và cả bằng lu. Muối Phan Thiết có độ mặn cao nên nước mắm thành phẩm rất đậm đà và thơm ngon.

Nước mắm Phan Thiết

Nước mắm Phan Thiết

Làng gạch Mang Thít, Vĩnh Long

Nhìn từ trên cao làng gạch Mang Thít như những vương quốc với các toà tháp thu nhỏ. Làng nghề có tuổi đời hơn 100 năm. Nơi đây sản xuất chủ yếu là gạch đỏ có quy mô lớn nhất sông Cửu Long. 

Làng gạch Mang Thít, Vĩnh Long

Làng gạch Mang Thít, Vĩnh Long

Hiện tại có khoảng hơn 1,300 lò gạch trải dài, với diện tích lên đến 3,000 ha. Từng mái lò, hàng gạch, kết hợp với cảnh sắc thiên nhiên sông nước đặc trưng thật không thể lẫn vào đâu.

Lò gạch Mang Thít

Lò gạch Mang Thít

Du lịch an toàn trong mùa dịch

Trong thời điểm dịch covid vẫn đang hoành hành và diễn biến phức tạp. Bạn hãy thực hiện tốt các biện pháp trong phòng chống dịch bệnh. Mỗi người dân cần góp 1 phần sức của mình để làm giảm thiểu sự lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.

  • Hạn chế tụ tập nơi đông người tránh để virus lây lan.
  • Lựa chọn những địa điểm du lịch an toàn
  • Luôn đeo khẩu trang, mang nước rửa tay khô khi ra ngoài. Thực hiện tốt giãn cách 2m với người tiếp xúc.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khi tiếp xúc các bề mặt công cộng
  • Bổ sung vitamin C, luyện tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng, sức khỏe bản thân.
  • Thực hiện khai báo y tế trên ứng dụng NCOVI(ncovi.vn), hoặc khai trực tuyến trên tokhaiyte.vn; cập nhật tình hình sức khỏe hàng ngày, giữ liên hệ với cơ sở y tế.
  • Mua vé ngay trên trang web VeXeRe.com để không phải chen lấn xếp hàng, tạo thành đám đông.

> Xem thêm:

Tổng hợp xe limousine đi Ninh Thuận từ Sài Gòn

Xe limousine đi Quy Nhơn từ Sài Gòn

Tổng hợp các hãng xe đi Vinh từ Hà Nội

Tải ngay App VeXeRe để nhận thông báo các chương trình khuyến mãi trong tháng

Xem thêm thông tin vé các hãng xe và đặt vé với giá thấp nhất tại VeXeRe